Theo quan niệm người Việt tin rằng mỗi năm đều có vị Hành Khiển cai trị hạ giới khác nhau và mỗi đêm 30 Tết, vị Hành Khiển của năm cũ sẽ chuyển giao nhiệm vụ cho người mới.

  • Khoảnh khắc giao thừa đẹp gì bằng những cặp đôi bên nhau cùng đón năm mới Đọc ngay

Chính vì thế cứ đến đêm 30 Tết, người Việt thường làm lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch để tiễn đưa vị thần cũ và nghênh đón vị thần mới. Ngoài ra mâm cỗ còn có ý nghĩa mời gọi tổ tiên về sum họp với gia đình, cùng đón chào năm mới.

Cho nên vào đêm giao thừa, các gia đình Việt luôn chuẩn bị hai mâm cỗ ngoài trời và trong nhà. Mâm cỗ ngoài trời là để tiễn đưa thần linh, còn mâm cỗ trong nhà được đặt tại bàn thờ gia tiên để mời gọi tổ tiên về cùng gia đình.

1. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

Quan niệm xưa cho rằng, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị Hành Khiển diễn ra khá khẩn trương nên các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng sẽ được đặt ngoài cửa chính.

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi đồng hồ điểm 12h đêm, gia chủ sẽ làm lễ thành tâm cầu xin một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe cho gia đình mình.

cung-giao-thua-ngay-tet-nguyen-dan-1-15790722065861874752899.jpg

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón thần linh, gà trống luộc có gắn một bông hoa hồng đỏ ở mỏ, xôi, bánh chưng... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.

photo-1-15487554176821243790458-crop-15487554486381770068496-15790721314511108910926.jpg

2. Mâm cỗ cúng trong nhà

Mâm cỗ cúng trong nhà là mâm cỗ cầu mong tổ tiên phù hộ cho một năm an lành, hạnh phúc vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Thông thường, lễ cúng này sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết (với tháng đủ, hoặc 29 Tết với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa. Một số gia đình có thể làm lễ cúng sớm hơn để có thời gian dành cho các hoạt động khác như về quê, du lịch, đến nhà họ hàng, bạn bè…

- Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn được chuẩn bị rất bài bản, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

Bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa của mâm cỗ gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo.

- Đối với người miền Trung thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

- Đối với người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt.Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả thành viên trong gia đình cần phải trang nghiêm, chỉn chu trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được phù hộ trong năm mới đồng thời mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để mâm cỗ có ít hoặc nhiều món. Hơn tất cả là lòng thành của bạn dâng đến tổ tiên.

photo1548649731746-1548649732343-crop-15486497509501714166215-1579072304441279567271.jpg

Mâm lễ chay gồm: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, các món chay và các loại đồ uống khác.

Mâm cỗ cúng trong nhà có thể là mâm lễ mặn hoặc chay tùy vào điều kiện, phong tục của gia đình.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu, gia chủ phải khấn Thổ công (ông Công, ông Táo) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Hiện nay lễ cúng giao thừa ngoài trời cũng như trong nhà không cần quá cầu kì, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý mâm cỗ cần phải được bày biện thật trang trọng, đặt tại nơi sạch sẽ để thể hiện lòng thành của gia chủ mong cho một năm mới thật an lành.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022