Chị Nguyễn Thị Thanh Quý (43 tuổi, TP Sơn La, Sơn La) là "nông dân sân thượng" được nhiều người biết tới trong các hội nhóm trồng rau sạch tại nhà.

Chị từng sở hữu khu vườn 50m2 nằm ở tầng 4 với hàng chục bồn rau sum sê, xanh mướt, các loại bầu, bí, cà chua lúc lỉu trên giàn. Khu vườn được quy hoạch gọn gàng, sử dụng chậu gỗ tự thiết kế đẹp mắt, khiến ai cũng thích ngắm.

Năm 2022, gia đình chị Quý chuyển từ ngôi nhà phố sang khu dân cư trong ngõ yên tĩnh. Ngôi nhà mới này có mảnh đất rộng rãi để chị thỏa thích làm vườn.

"Tôi chưa kịp bắt tay thực hiện khu vườn thì biến cố ập tới. Mẹ tôi bị phát hiện mắc ung thư phổi. Tôi đưa mẹ về Bệnh viện K Hà Nội để điều trị. Trong 2 năm, tôi chứng kiến mẹ và các bệnh nhân phải đau đớn chống chọi bệnh tật. Tôi càng thấm thía, không có gì quan trọng, quý giá hơn sức khỏe của bản thân, gia đình.

Khi mẹ mất, tôi quyết định cải tạo mảnh đất trống vốn toàn cỏ, rác thành khu vườn trồng rau, củ, quả sạch, cung cấp thực phẩm an toàn cho đại gia đình", chị Quý kể.

469645967-8972044159577010-77094124967510963-n-1-25564-1747446552241-1747446553141710583165.jpg
491914387-9772721536175931-2327952605095561605-n-25565-1747446557907-1747446558320876856082.jpg

Khu đất hơn 200m2 vốn ngập rác, cỏ được cải tạo để làm vườn sum sê

Khu vườn có diện tích hơn 200m2. Chị Quý thiết kế 10 bồn (luống) kích thước dài 4m, rộng 1,2m, cao 0,2m chuyên để trồng rau, củ, quả theo mùa. Một số bồn dài và cao hơn thì trồng cây ăn trái lâu năm như ổi, sung Mỹ, nho thân gỗ, roi, mít…

Chị Quý sắp xếp sao cho các loại cây ăn quả khi cao lớn, không che ánh nắng của vườn rau.

480755040-9434807156634039-4074142062240067874-n-25566-1747446559351-1747446559646505014173.jpg

Dù làm vườn vất vả, bàn tay chai sạn, đau lưng, mỏi gối nhưng chị Quý vẫn cảm thấy hạnh phúc

Chị Quý xây dựng một nhà lưới 40m2 chuyên để trồng các loại rau ăn lá dễ bị sâu tấn công như su hào, bắp cải, súp lơ. Các loại rau ít sâu bệnh như xà lách, mồng tơi, rau đay, bầu, bí… thì trồng bên ngoài.

Dọc lối đi chính trong vườn là giàn cố định trồng bầu, bí, mướp - các loại cây leo có lá sum sê. Xung quanh còn các giàn di động, có thể di chuyển linh hoạt giữa các bồn trồng rau, để trồng dưa chuột, đỗ cove, cà chua, mướp đắng.

480488411-9391448324303256-2096119328652314721-n-25567-1747446560652-17474465609821855310978.jpg
480649290-9391448514303237-9073299244636296404-n-25568-1747446561708-17474465620991504860747.jpg
494358651-1210086177271909-732999795305592929-n-25569-1747446563694-17474465641251310153654.jpg
494822882-715077747866821-4442815538734117843-n-25570-1747446565032-17474465653741667784000.jpg

Chị Quý bố trí vườn khoa học để các cây đều đủ nắng, đủ đất cho quá trình phát triển

"Trồng vườn rau dưới đất hay sân thượng thì vẫn phải đảm bảo việc trộn giá thể, cung cấp phân bón và phòng chống sâu bệnh. Tuy nhiên, làm vườn dưới đất có nhiều ưu điểm và tiết kiệm hơn so với làm vườn sân thượng", chị Quý cho biết.

494359522-1098175102135795-8476918107925427184-n-25571-1747446568051-1747446568401374316105.jpg
494359363-1066001725397170-688381888986542627-n-25572-1747446569312-17474465697131806149170.jpg

Khu vườn như một "nông trại thu nhỏ"

Khu vườn dưới đất có thể trồng đa dạng các loại rau, củ, quả, cây ăn trái hơn.

Về phân bón, chị Quý không quá cầu kỳ, chỉ sử dụng 1-2 loại phân hữu cơ như phân mùn mía, phân gà, bò, lợn ủ hoai mục để trộn với đất trước khi gieo lứa rau mới.

476109721-9301192883328801-6290342818689631636-n-25573-1747446570453-1747446570897686260200.jpg
491405190-9772720892842662-7932495083412589088-n-25574-1747446571855-17474465721211232016510.jpg

Chị Quý ưu tiên trồng các loại rau theo mùa

Toàn bộ khu vườn không sử dụng thuốc phòng chống sâu bệnh mà áp dụng các phương pháp hoàn toàn tự nhiên như trồng đúng mùa vụ, trồng thưa cây, trồng nhà lưới, theo dõi hàng ngày để phát hiện bệnh kịp thời, cắt tỉa hoặc nhổ bỏ để tránh lây lan. Với vườn sân thượng diện tích nhỏ thì các biện pháp như trên khó áp dụng hơn.

474976916-9241152139332876-582380402066654293-n-25575-1747446572906-1747446573220635722329.jpg

Những cây cải "khổng lồ" trong khu vườn

Chị Quý thường trồng 7-10 loại rau cùng thời điểm và tính toán trồng gối lứa để gia đình có đa dạng thực phẩm và đảm bảo sản lượng thu hoạch.

Mùa thu đông, vườn sum sê su hào, bắp cải, súp lơ, các loại cải. Mùa xuân hè, vườn lúc lỉu bầu, bí, mướp; xanh mướt các loại rau muống, mồng tơi, rau khoai lang, ngô nếp, các loại dưa.

"Có một số loại như dưa lê, dưa bở, dưa hấu, tôi mới trồng thử nghiệm nên chưa đạt năng suất mong muốn, cần thêm thời gian để tìm hiểu", chị Quý nói.

476627937-9322948174486605-7332118706166907354-n-25576-1747446574708-1747446575182175125149.jpg

Cuối tuần, chị Quý thu hoạch rau, củ, quả, đóng gói để gửi cho người thân

Từ ngày có khu vườn, cả gia đình chị Quý luôn yên tâm có rau củ quả sạch, an toàn, bớt nỗi lo về thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường.

Khu vườn cũng là nơi cả nhà thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng, đón con, cháu về trải nghiệm làm “nông dân”, cùng nhau cuốc đất, bắt sâu và biết trân quý hơn thành quả lao động.

nguoi-phu-nu-o-son-la-bien-khu-dat-200m2-ngap-rac-thanh-vuon-sum-se-rau-trai-25577-1747446576206-17474465767451017603498.jpg
493275382-9826126260835458-7985698870412684750-n-25578-1747446577976-17474465783591741434252.jpg
488894603-9680459812068771-5081012453997882286-n-25579-1747446579158-17474465796231188575158.jpg

Khu vườn là tâm huyết của chị Quý

q7-22-of-31-1200x675-17459855380961703390153-0-87-675-1167-crop-17459855428531558147777.jpgTrồng cây ban công: Chọn cây theo hướng nhà và các lưu ý

GĐXH - Chọn cây cho phù hợp với hướng nhà là yếu tố quan trọng nhất khi trồng cây ban công. Những ban công theo hướng khác nhau sẽ tạo ra các hình thái môi trường khác nhau. Điều này chủ yếu là do lượng nắng nhận được không giống nhau.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022