Đặc điểm nổi bật của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay được biết đến với tên gọi khác như: Lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt… Chúng là giống cây mọng nước, đâm thẳng đứng từ gốc lên tới ngọn.

GĐXH - Ban công là khu vực giao thoa giữa không gian sống trong nhà và thế giới bên ngoài. Chọn cây trồng ban công hợp phong thủy giúp làm tăng sinh khí, tạo nên không gian hài hòa và mang lại tài lộc, sức khỏe cho gia đình.

GĐXH - Đối với người thuộc mệnh Mộc, việc sắp xếp không gian sống cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm thúc đẩy vượng khí, củng cố tài lộc, duy trì sức khỏe và tạo nên sự hài hòa bền vững trong gia đạo.
Khi cây trưởng thành chiều dài đạt tới 90cm, lá cây có màu xanh đậm, dày, cứng và bóng. Lá lưỡi hổ dạng giáo hẹp, mọc thành cành từ gốc lên, mỗi bụi như vậy sẽ có 5-6 lá trên 1 cây.
Hai bên mép lá là dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Hoa nở màu trắng ngà, nhỏ, mọc thành từng cụm, còn quả thì màu vàng cam, hình cầu.

Lưỡi hổ thuộc một trong những loại cây cảnh được nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn làm cây trang trí cho ngôi nhà.
Loại cây này chịu được nóng hạn vô cùng tốt, sống bền bỉ và rất lâu. Nếu không có ánh sáng mặt trời cây vẫn phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh bình thường. Lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi và ngày càng được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, lưỡi hổ mọc dại khá nhiều tại các vùng đồng bằng và vùng núi. Cây mang đến vẻ đẹp tinh tế cùng với nhiều ý nghĩa may mắn nên được bà con trồng phổ biến.
Cây lưỡi hổ có độc không?
Đây là cây trồng được biết đến với tác dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau. Nhưng nhiều người có thắc mắc cây lưỡi hổ có độc không? Để xem chúng có tính độc không, mọi người cần phải dựa trên nhiều phương diện khác nhau.

Những công dụng mà loại cây này mang lại như: Trị ho, viêm họng, mất tiếng, dị ứng, bỏng…
Tuy nhiên, trong Đông y loại cây này được sử dụng để điều chế thành các vị thuốc chữa bệnh. Cây cảnh này được chứng minh là mang đến rất nhiều tác động tích cực cho sức khỏe con người.
Do vậy, lưỡi hổ được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Những công dụng mà loại cây này mang lại như: Trị ho, viêm họng, mất tiếng, dị ứng, bỏng…
Nhưng chúng cũng có một chút độc tính nhẹ, nên khi dùng để chữa bệnh, bạn cần điều chế đúng cách tránh gây ra những hậu quả khó lường. Một điều cần lưu ý khi bạn vô tình nhai phải lá cây lưỡi hổ sống sẽ bị rơi vào tình trạng tiêu chảy và nôn mửa.
Lá cây lưỡi hổ có độc không? Câu trả lời là có, nhưng chỉ khi ăn trực tiếp lá cây mới bị ngộ độc.

Nếu ai có da mẫn cảm, viêm da cần tránh tiếp xúc với cây vì rất dễ bị dị ứng và mẩn đỏ.
Ngoài ra, chúng vẫn được dùng để làm đồ trang trí mà không gây hại đến sức khỏe con người. Nếu ai có da mẫn cảm, viêm da cần tránh tiếp xúc với cây vì rất dễ bị dị ứng và mẩn đỏ.
Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà hay không?
Cây lưỡi hổ có độc tính, nhưng nếu sử dụng để trang trí nhà cửa sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bạn. Dù gây độc nhưng chỉ khi ăn trực tiếp lá cây mới gây hại.
Nhiều người vẫn còn rất phân vân và băn khoăn không biết nên trồng lưỡi hổ không? Thì bạn nên trồng cây này trong nhà, việc trồng loại cây này mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau.
Khi trong nhà có trẻ con và thú cưng thì gia chủ không nên trồng cây này. Tránh trường hợp trẻ em và vật nuôi của bạn ăn phải lá. Hoặc nếu vẫn muốn trồng cần phải đặt trên cao tránh xa tầm với của trẻ con và thú cưng của mình.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.