• Thất bại liên tiếp khi bắt đầu trồng rau sân thượng, người vợ trẻ Đà Nẵng nhận được kết quả bất ngờ sau 1 năm nỗ lựcĐọc ngay

Tình hình dịch bệnh kéo dài trong một thời gian khiến nhiều bà nội trợ từ thích đi mua sắm ở chợ và siêu thị chuyển sang học cách trồng các loại rau sạch để đảm bảo an toàn và còn tiết kiệm được chi phí. Các loại rau dễ trồng, thu hoạch được trong ngắn ngày là sự lựa chọn hợp lý và được nhiều chị em thử tập trồng.

Trong số đó có rau mầm cũng được nhiều chị em quan tâm vì có thể trồng tại nhà mà không tốn quá nhiều chỗ, dễ chăm và khi thu hoạch thì làm được nhiều món với nó.

Và nếu bạn cũng đang hứng thú với loại rau này và muốn trồng tại nhà thì cũng nghe gợi ý hữu ích tới từ chị Nguyễn Quỳnh Hoa (34 tuổi và hiện đang sống ở Tokyo, Nhật Bản). Có kinh nghiệm nhiều năm trồng rau mầm tại nhà, chị Quỳnh Hoa cho rằng đây là loại rau ai cũng có thể trồng và rất dễ kết hợp làm các món ăn đa dạng khác nhau.

1-16334906279311342200770.jpg

Khu vườn rau mầm nhỏ xanh mát trong nhà của chị Quỳnh Hoa.

2-163349062825944508201.jpg3-16334906282741261444826.jpg

Khu vườn nhỏ đủ cung cấp rau xanh cho những ngày vội vã.

"Mình thấy trồng rau mầm không tốn nhiều công sức, không cần khéo tay, sử dụng những đồ sẵn có trong nhà nữa. Chưa kể, trồng rau mầm tại nhà có thể lựa chọn bất cứ thời điểm nào trong ngày. Mình thường cùng con trồng rau mầm ở nhà để bổ sung chất xơ cho bữa sáng nhanh gọn với salad và bánh mì kẹp. Trồng rau mầm không khó, lũ trẻ nhà mình đã làm quen với việc trồng và chăm sóc rau mầm từ nhỏ, đến giờ thì công việc yêu thích của chúng là chăm sóc khu vườn nhỏ trong nhà này cho mẹ", chị Quỳnh Hoa chia sẻ.

4-16334906282882087110813.jpg

Mỗi ngày các con sẽ chịu trách nhiệm tưới cây. Em bé vừa tưới vừa nói: “Trông ngon quá”.

5-16334906283041252958067.jpg

Ngắm khu vườn nhỏ trong nhà của mình mỗi ngày, đối với chị Quỳnh Hoa là một niềm vui. Trồng rau trong nhà nhưng không có muỗi và kiến là vì chị Hoa thường để các túi oải hương, hương thảo, quế khô ở các góc bàn, kệ tủ và xịt nước quế ngâm rượu quanh các kẽ tường bên ngoài.

Có một khu vườn nho nhỏ xanh mướt trong nhà, những chậu rau mầm rung rinh trước gió thì dù không cần những bình hoa đắt tiền, chị Quỳnh Hoa cũng luôn cảm thấy vui vẻ khi ngắm chúng mỗi ngày. Và dưới đây là các bước chị Quỳnh Hoa đã thực hiện, chị em cùng tham khảo nhanh nhé.

1. Dụng cụ cần có

- Khay, rổ đựng, hộp sữa giấy...

- Khăn vải, miếng cotton hoặc giấy bếp sạch (chị Quỳnh Hoa sử dụng ngay miếng cotton tẩy trang).

- Hạt giống các loại rau xanh như củ cải, bông cải xanh, cải xoong, cải ngọt, rau muống, diếp xoăn, rau chân vịt, các loại đậu Hà Lan, đậu xanh, hạt hướng dương…

9-16334906283881821773134.jpg

2. Thực hiện

- Với các loại hạt to như hạt hướng dương, rau muống… có thể ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40 độ cho đến khi nảy mầm.

- Với các loại hạt giống rau mầm không cần ngâm.

- Rải giấy bếp hoặc miếng cotton kín khay, lớp giấy/ miếng cotton dày khoảng 3cm đủ ngậm nước là được. Sau đó tưới đẫm nước rồi rắc hạt lên trên và tưới nước cho ướt hạt, đặt khay ở nơi thoáng mát, ánh sáng nhẹ.

15-16334906286521259271323.jpg

Sử dụng miếng cotton lót dưới khay, không cần ngâm hạt. Đổ nước ấm khoảng 40 độ cho ướt miếng cotton và rắc hạt vào. Sau khoảng 6 tiếng - 8 tiếng hạt sẽ nảy mầm.

16-1633490628689958611268.jpg

Sau 18 tiếng.

17-163349062874154603353.jpg

Hạt đậu nứt mầm sẽ chậm hơn nhưng lớn rất nhanh và khoẻ.

18-16334906287601908504041.jpg

Sau 1 ngày.

19-1633490628773503156395.jpg

Sau 2 ngày.

20-1633490628785513846433.jpg

Rau mầm đậu xanh sau 1,5 ngày.

- Khi mầm nhú lên thì duy trì mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Chú ý sử dụng bình phun sương tưới nhẹ để không nát mầm.

- Sau khoảng 2 ngày, rau mầm phát triển cao, chỉ cần tưới 1 lần vào buổi sáng và trước ngày thu hoạch thì ngừng tưới để rau không bị thối úng.

- Tùy từng loại hạt giống mà có ngày thu hoạch khác nhau nhưng thông thường chỉ từ 4-7 ngày là có thể cắt rau ăn được. Sử dụng kéo cắt cách gốc khoảng 2 phân, sau đó tiếp tục tưới để nuôi tiếp rau mầm và thu hoạch thêm 2-3 lần nữa cho đến khi hạt teo hết.

14-16334906286111758362188.jpg

Rau mầm 3 ngày tuổi.

21-1633490628797646780189.jpg

Và sau 5 ngày sẵn sàng thu hoạch.

10-1633490628397952956743.jpg

Cắt cách phần gốc khoảng 2 phân, để rau tiếp tục lên mầm cho đến khi phần hạt teo hẳn đi. Mỗi mẻ trồng có thể thu hoạch được 3-4 lần.

11-16334906284091046508258.jpg

Đây là rau mầm thu hoạch lần 2 nên nhỏ hơn. Sau khi thu hoạch nếu không ăn hết, hãy để thật khô ráo. Sử dụng 1 hộp kín, lót 1 lớp khăn vải xuống dưới, 1 lớp giấy bếp lên trên, đặt rau mầm vào cùng 1-2 nhánh cỏ xạ hương hoặc hương thảo, đậy kín, rau sẽ luôn tươi.

3. Những lưu ý khi trồng rau mầm

- Tuy rau mầm giàu dinh dưỡng nhưng việc sử dụng rau mầm quá nhiều cũng đem lại những bất lợi cho sức khoẻ. Thông thường cứ 100 gram rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1kg rau bình thường. Rau mầm chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhờ vậy, loại rau này giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hoá.

- Rau mầm rất tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều. Không nên ăn rau mầm thay thế hoàn toàn rau trưởng thành mà chỉ nên ăn khoảng 100 gram rau mầm/ngày (đối với trẻ nhỏ thì khoảng 25 gram/ngày), không nên ăn quá 300 gram/ngày để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hoá.

7-16334906283281456273551.jpg8-16334906283421671793592.jpg

Góc trồng rau mầm còn là nơi đọc sách, thưởng trà của chị Quỳnh Hoa.

12-16334906284221941959656.jpg24-1633490628829843395125.jpg23-16334906288171802692791.jpg
26-1633490628881493278026.jpg22-1633490628807372143769.jpg25-16334906288371995606908.jpg

Từ rau mầm trồng trong nhà, chị Hoa có thể chế biến và sử dụng trong rất nhiều món ăn và nước sinh tố, vừa tốt cho sức khỏe lại đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong mùa dịch.

Ảnh: NVCC

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022