Một số người cho rằng khi kết hôn, vợ chồng nên cùng nhau sở hữu 1 căn nhà. Đây không chỉ là tài sản có khả năng tăng giá trong thời gian mà còn là tổ ấm, nơi trở về sau những ngày làm việc vất vả. Đặc biệt khi có con, tạo không gian sống thoải mái cho các bé cũng là điều quan trọng.

Gia đình Hồng Minh (31 tuổi, kế toán) đã dành dụm tích lũy trong 7 năm để có căn nhà của riêng mình. Bên cạnh đó, theo Hồng Minh, tiền trả nợ ngân hàng cũng xem như chi phí thuê nhà hàng tháng, do vậy đầu tư mua nhà là quyết định phù hợp trong thời gian này.

32284259534277569274991802378100056193436359n-16728170486091805997780-1672885408749-1672885408807383841097.jpg

Hồng Minh và chồng

Vợ chồng tiết kiệm nửa lương mua nhà

Hồng Minh và chồng vừa mua căn hộ 50m2 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội với giá đã bao gồm làm nội thất là 1,2 tỷ đồng. Vợ chồng cô được gia đình 2 bên cho 150 triệu và vay mượn ngân hàng thêm 300 triệu đồng để mua nhà.

Hồng Minh cùng chồng đã tích cóp 750 triệu đồng trong 7 năm, tuy nhiên trong khoảng 2-3 năm đầu gia đình cô chào đón 2 em bé, do vậy gần như không có tiết kiệm được đồng nào. "Sau khi 2 bé lớn hơn, gia đình mình mới bắt đầu tích luỹ được. Mỗi tháng, thu nhập trung bình của vợ chồng mình là 30 triệu, bọn mình quyết định chỉ chi tiêu 15 triệu còn lại để tiết kiệm mua nhà". 

Được biết, trong 7 năm đó chỉ có 1 năm vợ chồng cô đi thuê nhà, phần lớn thời gian ở cùng bố mẹ tại Thường Tín để tiết kiệm hơn. Bớt được khoản tiền nhà giúp vợ chồng cô chỉ chi tiêu vỏn vẹn 15 triệu cho 4 thành viên ở thành phố đắt đỏ như Hà Nội. "Tuy nhiên, chặng đường đi làm của vợ chồng mình rất xa. Mình làm ở Mỹ Đình nên phải đi hơn 20km, còn chồng mình cũng đi 13km làm việc tại đường Giải Phóng". 

Đây cũng là lý do khi có 70% giá trị căn nhà, vợ chồng Hồng Minh đã quyết định mua. Cô lựa chọn vay gói mua nhà trả trong 20 năm, mỗi tháng đóng cả gốc và lãi 4 triệu đồng. Song nếu thu nhập ổn và không phát sinh chi phí sinh hoạt, Hồng Minh dự kiến chỉ mất 4-5 năm để tích luỹ được 300 triệu đồng, đáo hạn ngân hàng sớm hơn dự định, giảm áp lực nợ nần.

3228324106338805418257304090173808773901104n-16728171022521431846260-1672885412011-16728854120761211070649.jpg
3231007538572244688998363071240623057890661n-1672817102253285051790-1672885415488-1672885415560328199980.jpg323528415545158864329168270604015634195323n-1672817102254464915431-1672885418945-16728854190021583322519.jpg

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng Hồng Minh.

Vay nợ mua nhà tạo động lực kiếm tiền

Theo Hồng Minh, các cụ trước đã có câu "an cư lạc nghiệp", khi sở hữu nhà, mọi thành viên trong gia đình sẽ tự do thoải mái hơn trong không gian sống cũng như không phải lo lắng và phụ thuộc như khi đi thuê nhà. Bên cạnh đó, gia đình cô có 4 thành viên, do vậy cần thuê nhà lớn đồng nghĩa giá đi thuê sẽ khá cao. Gia đình Hồng Minh mất 4-5 triệu/tháng cho khoản tiền thuê nhà, bằng khoản tiền trả góp hàng tháng khi mua nhà.

Hơn thế nữa, do không phải nhà riêng, cô cũng không muốn mua sắm nhiều đồ đạc. Vì vậy, không gian sống thường khá luộm thuộm, thiếu đi sự gọn gàng. Còn nếu có nhà riêng, thiết kế nội thất theo ý muốn của bản thân, không gian sống thường sẽ đẹp và sạch sẽ hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, Hồng Minh cho rằng khi mua nhà, vợ chồng trẻ nên có tầm 70% giá trị căn nhà, vay ngân hàng thêm 1 ít trả dần trong khoảng 5 năm. Vay nợ mua nhà sớm vừa là áp lực nhưng cũng là động lực gia tăng thu nhập để nhanh chóng thoát khỏi cảnh trả góp.

"Trong thời gian chuẩn bị mua nhà, mình cũng phải cân đối chi tiêu và phân bổ nguồn tiền 1 cách hợp lý hơn. Mình cố gắng thể đảm bảo 1 cuộc sống đầy đủ và vẫn có đủ khả năng để chi trả ngân hàng", Hồng Minh chia sẻ.

Ảnh: NVCC

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022