GĐXH – Trầu bà lá xẻ trồng trong nhà có tác dụng lọc không khí tốt và mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ theo phong thủy. Đặc biệt chúng có thể ra hoa, quả mang lại nhiều lợi ích mà việc chăm sóc lại không hề khó.
Các bộ phận của cây kỷ tử đều tốt cho sức khỏe
Kỷ tử thuộc loại cây thân thảo mọc đứng, phân nhiều cành, nhánh. Cành cây mảnh và có những gai ngắn ở các kẽ lá và có hoa màu tím trông rất đẹp mắt. Trước đây, kỷ tử thường nhập ở nước ngoài về, nhưng vài năm gần đây ở nước ta đã trồng được nhiều. Đây là cây dược liệu quý mà nhiều bộ phận của chúng từ quả đến lá, thân, rễ được sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên thông thường mọi người vẫn chỉ biết dùng nhiều nhất là quả kỷ tử.
Theo các chuyên gia, quả kỷ tử có vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong, bổ thận… Còn lá kỷ tử chứa nhiều vi chất được ví là thuốc bổ bảo vệ gan, cải thiện thị lực khi được sử dụng thường xuyên như món rau hàng ngày. Hoạt chất zeaxanthin với công dụng chống oxy hóa rất tốt giúp tăng cường thị lực, bảo vệ mắt khỏi tổn thương do tia cực tím…
Hiện nay, nhiều gia đình đã mua hạt về ươm trồng ở sân vườn thu hoạch lá, quả để dùng vừa tốt cho sức khỏe vừa an toàn. Khi trồng cây kỷ tử, không cần phải đợt khi quả chín, mà chỉ sau thời gian ngắn đã có rau ăn. Mọi người có thể dễ dàng trồng cây thuốc bổ bảo vệ gan, cải thiện thị lực này ngay tại nhà chỉ với vài bước đơn giản dưới đây.
Trồng cây kỷ tử đơn giản tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Hạt giống
Hạt giống bạn có thể mua ở trên các trang thương mại điện tử. Còn nếu đã có sẵn cây hay quả kỷ tử tại nhà có thể tận dụng dùng hạt khô từ đó làm hạt giống. Kỷ tử cũng là cây dễ trồng,, bạn có thể giâm cành nếu có sẵn những cành kỷ tử.
- Đất trồng: Cần chọn đất mềm, tơi xốp, viên nén sơ dừa kích mầm hoặc bạn mua sẵn giá thể trồng cây ở các nhà vườn cây cảnh.
Nếu gia đình không có quá nhiều không gian, với đặc tính thân cây mảnh mai, bạn có thể trồng kỷ tử ở trong các chậu hoặc thùng xốp. Cần chọn loại chậu đường kính chậu tối thiểu 60cm, có lỗ thoát nước và giữ ẩm tốt.
- Phân bón hữu cơ
Cách trồng
Bước 1: Ngâm hạt giống với nước ấm 30 độ C trong vòng 2-3 tiếng rồi vớt ra.
Ngoài ra, có thể trồng bằng hình thức giâm cành.
Bước 2: Hỗn hợp đất đã chuẩn bị sẵn cào bằng, rồi rải 1 lớp mỏng phân trùn quế và thêm lại lớp đất. Sau đó khoét lỗ nông vừa đốt tay, thả hạt giống quả cây kỷ tử xuống và phủ bằng một lớp đất mỏng nhẹ.
Khi xong, tưới ẩm đất bằng dạng phun sương rồi đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ chờ cho hạt giống nảy mầm. Mọi người tránh để nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp, đất dễ khô.
Hạt giống nảy mầm sau khoảng 10 ngày
Bước 3: Khoảng 10 – 15 ngày, hạt kỷ tử nảy mầm. Cây con sinh trưởng được 1 tháng thì tiến hành đem cây con ra trồng vào chậu hoặc đất vườn đã chuẩn bị.
Kỷ tử là cây có đặc tính ưa ánh sáng và ẩm nên mọi người chú ý tưới nước thường xuyên để phát triển tốt. Phân bón bổ sung cần rải đều xung quanh gốc, tránh rải sát gốc cây, tưới nước đầy đủ sau khi bón phân.
Cây phát triển, mọi người có thể dùng lá để chế biến các món ăn hàng ngày. Ngoài sử dụng như nấu canh thông thường, lá kỷ tử còn được chế biến nhiều món ăn rất ngon. Để thu hoạch quả, thường sẽ phải trồng sau 2- 3 năm. Quả kỷ tử khi chín có màu đỏ cam nhìn trông bắt mắt. Quả kỷ tử khi hái xong, mọi người có thể mang đem phơi khô hoặc là sấy để dùng dần.
GĐXH – Mọi người thường chỉ biết đến dùng quả kỳ tử. Nhưng loại lá này được ví như thuốc bổ bảo vệ gan, cải thiện thị lực… vì chứa nhiều dưỡng chất dùng chế biến nhiều món ngon bổ dưỡng.
GĐXH – Ví tiền tượng trưng cho tài lộc, của cải của mỗi người sử dụng. Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy, nhiều người có thói quen để trong ví vật tưởng nhỏ nhặt này nhưng đấy là điều dễ khiến tiền tiêu hao, thất thoát.