Vợ chồng có bao nhiêu tiền mới nên tính chuyện vay nợ mua nhà? 

Gia đình Hồng Minh (31 tuổi, Kế toán) đã tích góp 750 triệu trong 7 năm. Sau đó vợ chồng cô đã được gia đình hai bên cho 150 triệu và vay mượn ngân hàng thêm 300 triệu để mua nhà. Với tổng số tiền hiện có, vợ chồng cô đã mua căn hộ 50m2 ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) với giá đã bao gồm làm nội thất là 1,2 tỷ đồng.

photo-8-1672879693367404776736-1696150103997468601792-1696214021017-1696214021101840885475.jpg

Vợ chồng Hồng Minh

Được biết trong 7 năm tích góp tiền, vợ chồng cô dành phần lớn thời gian ở cùng bố mẹ tại huyện Thường Tín để tiết kiệm.

Bớt được khoản tiền nhà giúp vợ chồng cô chỉ chi tiêu vỏn vẹn 15 triệu cho 4 thành viên ở thành phố đắt đỏ như Hà Nội. Tuy nhiên, do quãng đường di chuyển giữa nhà và nơi làm việc xa, nên vợ chồng Hồng Minh quyết định mua nhà khi có trong tay 70% giá trị căn hộ. 

Hồng Minh cho rằng khi mua nhà, vợ chồng trẻ nên có tầm 70% giá trị căn hộ, sau đó vay ngân hàng thêm 1 ít trả dần trong khoảng 5 năm. Vay nợ mua nhà sớm vừa là áp lực nhưng cũng là động lực gia tăng thu nhập để nhanh chóng thoát khỏi cảnh trả góp.

Một trường hợp khác, vợ chồng Minh Tuyến (30 tuổi) - Nhật Quang (31 tuổi), đang kinh doanh hàng order từ Thái Lan. Cách đây 5 năm, họ vẫn chưa sở hữu nhà mà vẫn đang ở tạm trong căn phòng vỏn vẹn 15m2 trên tầng 4 của một khu tập thể.

photo-9-1695888865566142331869-16961501595181508167733-1696214021566-16962140216501057445615.png

Vợ chồng Minh Tuyến - Nhật Quang

Nhật Quang kể lại: "Mình từng sống trên tầng 4, mỗi lên bê hàng lên xuống mà muốn tụt huyết áp luôn. Cả tầng dùng nhà vệ sinh chung nằm ở cuối hành lang. Hàng tuần còn phải dọn vệ sinh chung. Nghĩ lại nhà vệ sinh đó mình vẫn thấy ám ảnh, đêm mà nằm đau bụng thì nhịn đến sáng còn hơn.

Mặc dù vợ mình thường dọn dẹp lại thảm cho sạch sẽ nhưng chuột vẫn chạy thành đàn. Có đêm mình bẫy được hơn 10 con. Khu rửa bát trong nhà chỉ vỏn vẹn 1m2. Mỗi lần trời mưa là vợ phải che ô nấu cơm luôn. Nó dột như ngoài trời vậy".

Bấy giờ căn phòng có chất lượng sống không cao nên càng thúc đẩy cặp đôi nỗ lực hơn để thực hiện ước mơ mua nhà. Thêm vào đó, sau khi tìm hiểu kỹ càng, họ chọn mua căn hộ khi mới là dự án nằm tại quận Định Công (Hà Nội) vì nhìn thấy bất động sản có khả năng tăng giá cao. 

Tính toán xong xuôi, họ dành tiền tích góp trước đó và bán hết vàng cưới được khoảng 200 triệu đồng. Còn thiếu bao nhiêu, họ mượn từ người thân và vay thêm từ ngân hàng 70% giá trị căn hộ.

Những ngày đầu tiên, cặp đôi mang 30 triệu đi đặt cọc và khoảng 150 triệu đồng để ký hợp đồng mua nhà. Sau đó, vợ chồng Tuyến trả theo tiến độ dự án và đến cuối năm 2019, họ đã có thể dọn vào nhà mới. Tổng giá trị căn nhà bấy giờ là 1,7 tỷ đồng, chưa tính đến 100 triệu mà cặp đôi bỏ ra để cải tạo không gian sống.

photo-6-16958888586722113929735-16961502145311956856500-1696214022257-16962140223251047047174.jpegphoto-5-1695888857050460988580-16961502145321462290733-1696214022785-16962140228791651720598.jpeg

Căn nhà khang trang của vợ chồng Tuyến - Quang 

Với những cặp đôi hay gia đình trẻ có dự định vay nợ mua nhà, Tuyến có lời khuyên: "Việc vay ngân hàng 70% giá trị căn hộ là một quyết định mạo hiểm với người có thu nhập chưa ổn định. 

Thực sự hồi đó chúng mình chuyển trọ nhiều và khổ cực quá nên mới liều mua nhà thôi. Ngoài ra, mình nghĩ cái dự án đó có thể lên giá nên cứ mua đã, công việc không thuận lợi thì vợ chồng bán đi. Thậm chí nếu hai đứa bán nhà đi thì chỉ có lãi chứ không có lỗ được. Nhìn chung, mình nghĩ mọi người nên cố để dành được ít nhất 60% giá trị căn hộ mới nên vay thêm 30 - 40% từ ngân hàng, như vậy sẽ bớt áp lực hơn".

Trong khi đó, Hồng Hải (29 tuổi, làm trong lĩnh vực truyền thông) cho rằng nếu cặp đôi trẻ có một khoản tiền khoảng 50% giá trị căn hộ và nguồn thu nhập ổn định, bạn hoàn toàn có thể vay nợ để sở hữu căn nhà. Cách đây 3 năm, vợ chồng Hồng Hải cũng vay nợ khoảng 50% giá trị căn hộ đang có từ bạn bè và người thân. Hiện, cặp đôi đang sống tại căn hộ 58m2 với giá trị khoảng 1,7 tỷ đồng.

edit-photo-5-1695695020373835147692-1696150301909365902238-1696214023471-1696214023545345977229.png

Vợ chồng Hồng Hải vay 50% giá trị căn hộ từ người thân và bạn bè

Bí quyết trả nợ khi vay tiền mua nhà

Thời điểm nhận bàn giao nhà, vợ chồng Tuyến - Quang còn nợ ngân hàng khoảng 800 triệu, tức 50% giá trị căn hộ. Sau đó 2 năm, họ đã trả hết khoản nợ này.

Thời điểm còn nợ ngân hàng, cặp đôi đã dành đến 50% thu nhập hàng tháng để phục vụ mục đích trả nợ. Nói về bí quyết để tiết kiệm tiền giai đoạn này, Tuyến cho hay: "Hồi mới bắt đầu mua nhà, hai vợ chồng mình chưa có con nên sống rất tiết kiệm. Mình tự đặt ra mục tiêu chỉ xài tối đa 7 triệu đồng thôi, mọi thứ tiết kiệm hết mức có thể.

Mình đi chợ hàng ngày hay mua sắm gì đều sẽ ghi hết trên app điện thoại để có thể nhìn thấy số tiền bản thân chi tiêu ra như thế nào. Có tháng nhà mình tiêu ít, chỉ khoảng 5 triệu đồng cho tất cả khoản chi phí. 

Sau khi vay nợ, mỗi khi kiếm được 10 - 20 triệu đồng là chúng mình đóng luôn sổ tiết kiệm để nộp tiền nhà đợt sau. Cả hai không dám ăn ngon, không dám mặc đẹp, không dám tiêu bất cứ thứ gì cho bản thân. Đến cả cốc trà sữa, chúng mình còn uống chung".

Một điều may mắn cho cặp đôi là từ thời điểm ký giấy mua nhà, công việc kinh doanh của họ dần khởi sắc. Đi qua quãng thời gian khó khăn, cặp đôi đã có nhà, xe và công việc thu nhập ổn. Do đã trả hết nợ và gia đình có thêm con nhỏ nên vợ chồng quyết định không thắt chặt chi tiêu như trước. Hiện, họ dành 50% thu nhập cho chi phí sinh hoạt, 30% đi đầu tư và kinh doanh, còn dư là số tiền dành để tiết kiệm.

anh-3-1696150654173688881748-1696214024041-1696214024116887669839.jpeg

Vợ chồng Tuyến - Quang nhận định tiết kiệm là điều tiêu quyết để trả hết nợ mua nhà

Nhớ lại quãng thời gian còn phải trả tiền mua nhà, họ cho rằng điều kiện tiên quyết vẫn là tiết kiệm. Tuyến chia sẻ: "Mình kiếm được nhiều hay tiền ít còn phụ thuộc vào các yếu tố, nhưng riêng tiết kiệm là phụ thuộc vào bản thân. Cũng vì thế, phải đặt kỷ luật cá nhân từ những điều nhỏ nhất. Nếu đã vay nợ, tức là 'mua dây buộc mình' thì bạn phải có trách nhiệm với quyết định đó".

Đồng tình với vợ chồng Tuyến - Quang, Hồng Hải cho rằng mua nhà dẫn tới nhiều sự thay đổi trong cách chi tiêu. 

Khi nhận lương hàng tháng, cô sẽ chủ động trích một khoản tiền ưu tiên trả nợ hoặc gửi sẵn vào sổ tiết kiệm để tránh bị "lấn sang". Sau đó, trích phần tiền chi trả sinh hoạt cố định, còn lại mới dùng cho chi tiêu cá nhân. 

Để giảm bớt áp lực nợ nần, vợ chồng Hồng Hải vay người thân và bạn bè 30 - 50 triệu/người, cá biệt có thể vay 100 triệu trong trường hợp được cho vay dài hạn. Tại thời điểm vay tiền, để chủ động cho cả 2 bên, cặp đôi làm rõ thời hạn trả nợ với từng người. Cô lưu cụ thể trong danh sách theo dõi, người nào cho vay 2 - 3 tháng hay dài hạn để tiến hành trả nợ. Đồng thời, họ sẽ dặn bạn bè nhắc đòi trước 1 tháng nếu họ cần.

Thời điểm còn nợ tiền, do có thu nhập ổn định nên trung bình 1-2 tháng, vợ chồng Hồng Hải trả được một khoản nhỏ cho một người. Riêng các dịp Tết, có một khoản thưởng khá khá, cộng dồn trung bình được 4 - 5 tháng lương thì họ sẽ trả những khoản lớn như 100 triệu. 

Nói về việc vay nợ từ người thân, vợ chồng Hồng Hãi cho rằng hình thức này không mất lãi nhưng bạn có thể rơi vào cảnh bị động vì mọi người có thể đòi bất cứ lúc nào. Bạn cũng nên tính toán kỹ nếu vay vàng hoặc vay ngoại tệ. Nếu vay, bạn nên thanh toán sớm vì 2 loại hình này thường biến động khá lớn.

Ảnh: NVCC

banner-1696150921488863335573-1696214024735-16962140248411988864810.jpeg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022