Cây cầu Wuchazi được thiết kế với mục đích trở thành địa điểm tản bộ, thư giãn và tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu giữa mọi người trong trong môi trường đô thị đông đúc như hiện tại.

1-1.jpg

Đội ngũ KTS bao gồm Tom Wünschmann, Achim Kaufer, Wei Cai và Philipp Buschmeyer cùng với các viện thiết kế Trung Quốc là SADI và JDTM đã tạo ra một cây cầu với nhiều tuyến đường khác nhau bắc qua sông tại Thành Đô, Trung Quốc.

Đội ngũ thiết kế đã tạo ra một con đường có thể đi bộ xuyên suốt bên trong cầu Wuchazi với mục đích biến cây cầu trở thành một điểm đến giải trí.

2-1.jpg

Mục tiêu của chúng tôi là phát triển một cây cầu không chỉ có chức năng hạ tầng đơn thuần“, Kaufer chia sẻ với Dezeen.

“Với việc kết nối lối tắt lại với nhau, cây cầu tạo ra một con đường uốn khúc vô tận có thể giúp chúng ta đi bộ qua cây cầu mà không cần phải rời khỏi nó, ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên và thành phố. Bằng cách này, cây cầu đã tự trở thành một điểm đến giải trí.

3-1.jpg

Cây cầu đã kết nối Trung tâm Triển lãm, Hội nghị Quốc tế Mới của Thành phố Thế kỷ và công viên ven sông với các khu dân cư lân cận để tạo thành vòng số tám bắc qua sông Fu He.

4-1.jpg

Cầu Wuchazi bao gồm nhiều tuyến đường cho người đi bộ và đi xe đạp băng qua sông.

Tuyến đường trực tiếp dài 240 m dành cho người đi xe đạp và đi bộ đi lên từ bờ sông tới giữa sông, trong khi một số đường dốc cong và bậc thang lại tạo ra một tuyến đường nối liền nhau nằm ngay phía bên dưới.

Các tuyến đường được thiết kế dạng cảnh quan ba chiều với đường dành cho xe đạp và không có rào chắn hoặc đường cắt ngang trực tiếp, với tầm nhìn toàn cảnh từ trên cao, cùng với đó là đường dành cho người đi bộ, gần với mặt đất hơn. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng thoải mái cả ba loại đường đó.” – Wünschmann nói. 

5-1.jpg

Hình dáng của cây cầu được dựa trên ý tưởng từ những cây cầu hình chữ Chi truyền thống được tìm thấy ở Trung Quốc và vòng lặp liên tục của dải Mobius.

Kaufer giải thích: “Hình dáng này được phát triển từ các mô hình giấy, một mặt lấy cảm hứng từ nghiên cứu và ý nghĩa văn hóa của những cây cầu hình chữ Chi truyền thống của Trung Quốc. Mặt khác, cây cầu mô phỏng dải Moebius, như một dòng chảy liên tục với hệ thống cấu trúc gồm các vòng cung ngắn và trải dài tạo ra cảnh quan cho công trình.”

6-1.jpg

Trong tuyến đường thấp hơn phía dưới, các nhà thiết kế đã kết hợp một số không gian để nghỉ chân bao gồm một khu vực chỗ ngồi lớn quay mặt về phía Nam trải dài từ điểm thấp nhất của cây cầu lên đến tầng chính. Đội ngũ thiết kế hy vọng rằng điều này sẽ khiến cho mọi người dành nhiều thời gian hơn trên Cầu Wuchazi thay vì chỉ sử dụng nó như một cây cầu vượt đơn thuần.

7-1.jpg

Wünschmann cho biết: “Ý tưởng là không chỉ để mọi người băng qua sông càng nhanh càng tốt mà còn tạo cơ hội để chúng ta được tản bộ và thư giãn trong giây lát hoặc gặp gỡ và dành thời gian với bạn bè trong môi trường đô thị đông đúc như hiện tại”.

8-1.jpg

Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã tạo ra một công trình được kết hợp hiệu quả, một cầu nối khuyến khích mọi người thư giãn hoặc đi đường vòng chậm hơn một chút, chính tại nơi mà chúng tôi đã thiết kế.

Biên dịch | Hương Lan (Nguồn: Dezeen)

XEM THÊM:

  • Cầu đi bộ ở bãi biển Bayraklı – Nơi kết nối con người với thiên nhiên | Notarchitects + Notmimarlik
  • Công viên đô thị Guaíba Orla: Từ vấn đề nan giải của thành phố tới diện mạo mới của miền Nam Brazil
  • Ranh giới giữa đất và nước: 10 công trình đường dạo bộ đặc sắc và mang tính ứng dụng cao với đời sống con người

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022