Chị Nhung hiện đang sống cùng chồng và 3 con trong căn hộ thông tầng xinh xắn. Từ ban công có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.

  • Ban công nhỏ ở chung cư phủ kín đủ loại rau quả sạch nhờ trồng bằng ống nhựa của mẹ đảm ở Sài GònĐọc ngay

Chính vì có view tuyệt đẹp như vậy, chị quyết định tạo góc vườn xinh xắn giúp mọi người trong gia đình yêu thích khoảng diện tích kết nối trong nhà với ngoài trời này.

Căn hộ thông tầng của gia đình chị Nhung có hai ban công chính ở tầng 1 và tầng 2, rộng khoảng 12m2. Hai ban công này được chị Nhung dành trọn để trồng cây.

Ngoài ra, căn hộ còn có thêm một ban công nhỏ nữa với diện tích khoảng 7m2, đủ để chị bố trí chức năng phơi quần áo và lưu trữ đồ đạc lặt vặt.

1199802317797182061122678733597871788750151n-1602061331670297694377.jpg

Ban công ở căn hộ tầng cao nhà chị Nhung rộng 12m2.

1208537302631936249402838634521095166741465n-1602061331739406565095.jpg

Khoảng ban công được bố trí gọn đẹp.

12084820036338245166362108769755710675806541n-1602061331726858050540.jpg

Căn hộ thông tầng được thiết kế khoảng vườn ở 2 ban công trên và dưới.

1208523933413630005254546884728819348039275n-16020613317311252578907.jpg

Góc trồng sen đẹp lãng mạn ở ban công.

Vì ban công chủ yếu có nắng hắt nên chị Nhung cân nhắc bố trí chậu một cách hợp lý. Những chậu cây cao và chịu được ánh nắng yếu được chị trồng phía trong. Những cây thấp và cần ít ánh nắng được chị trồng phía ngoài. Các chậu có kích thước to nhỏ khác nhau, hình dáng khác nhau cũng được bố trí xen kẽ thêm đài phun nước và sỏi tạo hình linh hoạt.

Ban công nhà chị Nhung hướng Nam nên rất mát mẻ. Vì vậy, trong quá trình trồng và chăm sóc cây, chị không gặp nhiều khó khăn. Chị Nhung chia sẻ: "Ý tưởng của mình khi thiết kế căn nhà là muốn có nhiều không gian cây xanh tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Mình bố trí phòng khách liền với ban công tầng 1. Ban công tầng 2 liền với phòng sinh hoạt chung và phòng làm việc để tạo cảm giác thư thái khi làm việc cũng như để tụi trẻ có thể ra ngoài chơi".

12085358772533269139520496367521914747033n-1602061331735534960044.jpg

Hoa dừa.

12086684625815540154185732232674813452719807n-16020613317491936717399.jpg

Chị Nhung trồng đủ loại hoa, cây.

1208459597524638721528906726808515857204188n-160206133171258364038.jpg

Mỗi góc đều xanh tươi, tràn ngập sức sống.

1208615513424335737012028804781403552251351n-1602061331746979992348.jpg

Con gái của chị rất yêu thích khu vườn trên cao của gia đình.

1208561663347766075988174678516591690797149n-16020613317431772724290.jpg11957007430944779106743617144655046155242638n-16020613316541229309596.jpg1208409648869451751708814587789330450073791n-16020613316971613064666.jpg
12084820036338245166362108769755710675806541n-1602061331726858050540.jpg120848200391129965239515408637449480361815n-1602061331723496970067.jpg12082831326069640496169114214376536936359885n-1602061331681136642485.jpg

Không gian đẹp lung linh vào buổi tối với hương hoa thơm mát.

Ban công tầng 1 được chị Nhung trồng chủ yếu là các loại cây ăn quả tạo dáng bon sai kết hợp đài phun nước để tạo cảm giác gần gũi như đang ở vườn quê. Ban công tầng 2 chủ yếu trồng các loại hoa để tạo không gian thư giãn, thân thiện.

Vì ban công ít nắng nên chị Nhung chú trọng việc cắt tỉa cành để cây không bị cớm nắng. Chế độ bón phân cũng khác nhiều so với việc trồng cây trên sân thượng. Chị Nhung lưu ý không nên bón quá nhiều phân, lá sẽ mọc tốt um tùm mà không ra hoa. Với hoa hồng, chị thường bón bằng trứng gà, đào sâu một hố cạnh gốc cây, tiếp đó trộn một quả trứng có đục một lỗ nhỏ xuống và lấp đất lên. Định kỳ bón trứng gà cho hoa hồng 2 tháng/lần.

11998344127249791377559458023208654066508531n-16020613316731905148325.jpg

Góc vườn ban công được chị Nhung dành nhiều thời gian chăm sóc, cắt tỉa, dọn dẹp.

1208394503502791662136289119418633560854429n-1602061331694713070939.jpg

Hồng đào trồng trên ban công.

1208409738527469419266224445824948637004391n-1602061331703886446276.jpg

Những chậu cây được bố trí ngăn nắp.

1198853527718341503186792494210499459152141n-1602061331664411120234.jpg

Hoa hồng ngọt ngào trong đêm trăng.

83674653605449086763153588237576653371349n-16020613316381194128197.jpg

Khế trồng ban công.

1197689951752625881568684169920803775474251n-16020613316581501782294.jpg

Bưởi ra hoa, kết trái.

12084096414994817535778395448754297457308741n-1602061331700457139546.jpg

Từng góc nhỏ đều rực rỡ, duyên dáng. Chị còn cắm hoa và đặt ở ban công để những buổi tối thư giãn, trò chuyện thêm thi vị.

119920374680570199502709326138035099251919n-1602061331667719621495.jpg

Hồng sai hoa được đặt ở vị trí có nhiều nắng để đảm bảo cây phát triển tươi tốt.

1197839936698753972731353701735265190038549n-1602061331661580299321.jpg

Chị Nhung trồng cả hồng nội lẫn hồng ngoại.

Theo kinh nghiệm của chị Nhung, điểm đáng lưu ý nhất khi trồng cây ban công chính là việc phòng sâu bệnh. Cây trồng ở đây để đảm bảo môi trường sống trong lành thì không thể dùng đến thuốc trừ sâu hay bất kỳ loại hóa chất nào.

Vì vậy, chị tự tạo ra các loại thuốc trừ sâu bệnh thân thiện với môi trường như nước quả bồ hòn ngâm, rượu thuốc lào để phun định kỳ… Ngoài ra, để kích thích cây phát triển và phòng sâu bệnh, chị dùng bia để phun và tưới cho cây theo định kỳ tháng 1 – 2 lần.

1208465777239435681918381383303733053071805n-16020613317191511660327.jpg12004865827808602854602145247427157265531644n-16020613316781430977757.jpg1208462763445593901291325088996879445255937n-16020613317151665822165.jpg
1199935073676315609372161719210222937211000n-16020613316751314782938.jpg1208393013401289070582881854942348193636820n-16020613316902109302288.jpg119920374680570199502709326138035099251919n-1602061331667719621495.jpg

Chị Nhung chăm chút cho từng gốc cây, chậu hoa giúp hai khoảng ban công chính luôn là nơi được các thành viên yêu thích, ngắm nhìn thiên nhiên từ trên tầng cao.

Nhờ những kinh nghiệm, giải pháp đơn giản đúc rút được trong quá trình chăm cây và tự học hỏi, khu vườn ban công nhà chị Nhung luôn rực rỡ sắc hoa, xanh tốt với đủ các loại cây. Không gian sống trên cao cũng nhờ có ban công tươi tắn mà trở nên ấn tượng và thu hút hơn.

Nguồn ảnh: NVCC

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022