1. Bỏ lỡ ngày giờ tốt chuyển dọn nhà mới
Việc chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm rất quan trọng để mang lại vận khí tốt cho gia chủ. Do đó, sau khi đã chọn được ngày tốt bạn không nên chậm trễ khi chuyển nhà mới, và cũng cần hạn chế thay đổi, trừ một số trường hợp bất khả kháng. Bởi như vậy sẽ làm “vỡ kế hoạch” chuyển dọn nhà, ảnh hưởng các công việc khác.
Ảnh minh họa.
2. Chuyển nhà vào ngày xấu
Dịch vụ "chuyển nhà công chúa" ở Nhật Bản: Tinh tế từ A-Z, mua 1 gói tặng kèm… quà cho hàng xómĐọc ngay
Ngày xấu chuyển nhà được cho là ngày khắc tuổi chủ nhà, ngày Tam Nương (mùng 3,7,13,18,22,27 âm lịch), ngày Dương công kỵ Nhật (mùng 5, 14, 23 âm lịch), ngày mùng 1 và ngày rằm 15 âm lịch cũng bị hạn chế khi nhập trạch.
Tuy nhiên, nếu loại trừ hết các ngày xấu kể trên thì lại rất khó để bạn sắp xếp thời gian đúng không? Do đó cũng không nên quá khắt khe. Chỉ cần chọn được 1 ngày tương đối, phù hợp là có thể chuyển nhà, miễn sao luôn cẩn thận và giữ tinh thần thoải mái là được.
3. Chuyển sang nhà mới vào ban đêm
Thời điểm chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, và nên xong trong ngày. Thời gian lý tưởng là từ 6h sáng đến 18h chiều. Bởi quan niệm dân gian cho rằng ban đêm chuyển nhà không tốt cho vận khí của gia đình nên nhiều người thường tránh.
Ảnh minh họa.
Thêm vào đó, nếu chuyển nhà quá khuya thì mọi người thường buồn ngủ, không tỉnh táo sau một ngày vất vả, nên sẽ dễ làm thất lạc, rơi vỡ đồ đạc. Nếu có sự cố cũng sẽ khó xử lý tốt được.
Tuy nhiên, nếu bạn quá bận rộn không có nhiều thời gian thì cũng có thể cân nhắc chuyển nhà buổi tối. Nhưng cần trước 12h đêm. Và phải thật cẩn thận, tỉnh táo giám sát đồ đạc.
4. Không tạo sinh khí cho ngôi nhà
Những ngày đầu sau khi nhập trạch cần đốt đèn sáng vào buổi tối, nấu nướng, thắp hương, sinh hoạt trong nhà mới để tạo sinh khí, không được để nhà hiu quạnh. Đặc biệt đối với các gia đình nhập trạch lấy ngày không nên “bỏ mặc” nhà mới mà cần thường xuyên ghé qua thăm nom, có thể chuyển đồ trước khi nhập trạch.
Ảnh minh họa.
Lưu ý, bếp nấu trong ngày đầu tiên nên là bếp có lửa (bếp gas), không nên dùng bếp điện vì dân gian cho rằng bếp điện có tinh mà không có tướng (có nhiệt độ nhưng lại không có ngọn lửa), không thể sưởi ấm căn bếp. Bạn có thể mượn hoặc mua tạm bếp ga mini để dùng trong thời gian này.
5. Chuyển nhà khi mang thai
Quan niệm dân gian cho rằng bà bầu kiêng về nhà mới hay chuyển nhà khi mang bầu là không tốt, sẽ phạm phải thần thai. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, bà bầu hoàn toàn có thể tham gia chuyển nhà cùng với gia đình, chỉ cần tuân theo các lưu ý khi chuyển nhà có người mang thai là được.
Tóm lại, tùy theo niềm tin tâm linh của bạn mà có kiêng bà bầu chuyển nhà hay không. Nếu bạn muốn an tâm thì có thể để mẹ bầu ở nhà người thân, khi nào chuyển xong thì đón về nhà mới.
6. Làm đổ vỡ đồ khi chuyển nhà
“Đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì quan niệm này mà mọi hoạt động trong ngày đầu tiên chuyển nhà đều được cẩn thận tối đa. Phải cực kỳ thận trọng với những trường hợp chuyển đồ trước khi nhập trạch. Vậy nên nếu để xảy ra rơi vỡ đồ đạc sẽ bị cho là kém may mắn, dễ gặp rắc rối, đổ vỡ các mối quan hệ sau này.
Do vậy bạn cần thật kỹ lưỡng trong khâu đóng gói và vận chuyển. Nếu thuê dịch vụ chuyển nhà thì nên chọn đơn vị uy tín.
7. Đi tay không khi dọn đến nhà mới
Đi tay không vào nhà lúc nhập trạch là một điều kiêng kỵ khi dọn đến nhà mới, bởi theo phong thủy đó là biểu tượng của sự thiếu thốn, trắng tay, không của cải.
Ảnh minh họa.
Bởi thế bạn phải liệt kê những vật dụng cần mua khi về nhà mới. Sau đó, mọi người trong gia đình bạn nên mang theo một thứ gì đó tốt đẹp khi bước vào nhà lúc làm lễ nhập trạch.
Vật đầu tiên mang đến nhà mới là cái chiếu đang sử dụng, bếp lửa, tiền của. Đồ dùng quan trọng liên quan tới tâm linh như bát hương, bài vị tổ tiên, tượng thần tài… cũng nên do chính tay chủ nhà mang tới nhà mới.
8. Ngủ trưa tại ngôi nhà mới
Dù dọn nhà mệt mỏi nhưng bạn cũng không nên ngủ trưa trong nhà mới vào đúng ngày đầu dọn nhà. Vì đó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.
Những ngày sau đó bạn có thể ngủ trưa và sinh hoạt bình thường.
9. Đem chổi cũ và những đồ cũ kỹ về nhà mới
Chổi quét nhà, cây lau nhà sau một thời gian dùng để dọn dẹp nhà cũ, bị cho rằng chứa đựng những rắc rối, bụi bẩn và điều xui rủi. Do đó mà việc mang chổi cũ về nhà mới bị cấm kỵ.
Các đồ vật cũ kỹ, hư rách cũng được khuyên là nên thanh lý hoặc bỏ đi. Điều này góp phần giảm bớt chi phí khi chuyển dọn. Chuyển nhà nên sắm chổi mới và các đồ dùng mới để tạo vận khí mới cho cuộc sống.