ho5-16276441366721427743538.jpgĐám giỗ không có thanh bông, hoa quả tươi có bị các cụ quở trách và mất tài lộc?

Nhà Phật có từ "nghiệp", hiểu nôm na đó là "nghiệp quả báo ứng", tức là đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Nhiều người đã nhận thức được nỗi đau và bất hạnh đến với mình là do trong quá khứ đã gieo nhân không tốt, nên tìm cách để hóa giải để loại bỏ bớt nghiệp với mong muốn có hậu vận tốt đẹp, vui vẻ, may mắn hơn - và "tháng cô hồn" được quan niệm là một trong những cơ hội tốt để loại bỏ bớt nghiệp xấu.

Giáo lý nhà Phật về nghiệp quả cũng được các chuyên gia tư vấn Hôn nhân - Gia đình vận dụng nhuần nhuyễn vào cuộc sống đời thường. Theo đó, không phải là cứ nói nghiệp thì đó là điều xấu, điều ác - bởi nghiệp cũng có xấu, có tốt, có nghiệp thiện và nghiệp ác. 

"Báo" là đền trả một cách công bằng và xứng đáng, không thiên vị, không sai lệch, không tiêu mất. Ai có hành động tốt, hoặc xấu sẽ gặt quả một cách bình đẳng. Nghiệp đã gieo dù trăm kiếp, ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện.

Vì vậy nhiều người đã nhận thức được nỗi đau và bất hạnh đến với mình bây giờ trong cuộc sống và hôn nhân đều do trong quá khứ đã gieo nhân không tốt. Và họ tìm mọi cách để có thể xả bỏ bớt những nghiệp xấu ác chính mình gây ra trong quá khứ.

Sau đây là 4 bước loại bỏ bớt nghiệp do chính mình gây ra để có cuộc sống an yên về hậu vận:

1. Hiểu quy luật vũ trụ

Có 3 quy luật mà những người đang gặp cảnh khổ đau, ngang trái cần hiểu và vận dụng đó là:

- Quy luật nhân quả - là kết quả mà bạn nhận được do ý niệm bên trong, kết hợp với điều kiện bên ngoài sinh ra.

- Quy luật vô thường - là tất cả mọi thứ sẽ không tồn tại mãi mà luôn biến đổi liên tục.

- Quy luật gieo hạt - là khi bạn yêu thương và giúp đỡ người khác vô điều kiện thì những điều tốt đẹp tự nhiên sẽ tìm đến với cuộc đời bạn.

2. Nhận lỗi và rút ra bài học

Chúng ta không chấp nhận sự thay đổi của người khác, không biết cho đi, luôn luôn mong cầu, luôn đổ lỗi và phán xét. Khi đã hiểu được các quy luật cũng là lúc chúng ta nhận ra sai lầm của mình.

Nhưng hiểu thôi là chưa đủ, mà cần phải rút ra bài học cho bản thân. Hãy biết chấp nhận, thích nghi và thay đổi để phù hợp với quy luật của vũ trụ. Tìm cách thay đổi suy nghĩ, lời nói, hành động của chính mình. Khi bạn có sự chuyển hóa tích cực, những người xung quanh cũng sẽ từ từ thay đổi.

3. Lập cam kết hành động

Có nhiều người nhận ra sai lầm của mình, rút ra được bài học nhưng lại không thực hiện, hoặc thực hiện không đến nơi và cũng không có kết quả như ý.

Bạn hãy cam kết với chính mình rằng bạn sẽ không phạm phải sai lầm này một lần nào nữa và thực hiện bằng được cam kết đó. Vì nếu chúng ta không thực hiện được cam kết của mình thì người khác cũng sẽ phản bội chúng ta mà thôi.

4. Quân bình nghiệp

Quân bình nghiệp - hiểu một cách đơn giản là nếu như bạn đã trót gieo nhiều hạt giống xấu thì bây giờ phải cố gắng gieo nhiều hạt giống tốt để cân bằng lại. Nhưng bạn nhớ là phải cố gắng để hạn chế đến mức thấp nhất hạt mầm xấu ác. Việc yêu cầu một ai đó không tạo nghiệp là điều quá khó - vì như thế sẽ không làm gì hết, và cũng không nói gì cả.

Nếu ngày nào đó có một "quả không ngọt" xuất hiện trên cái "cây cuộc sống" mà bạn vun trồng thì phải hiểu rằng đó là do bạn đã gieo một "hạt giống không tốt" từ trong quá khứ. Hãy chấp nhận và bắt đầu đi gieo trồng những hạt mầm tốt để mùa vụ sau có thể thu hoạch được quả ngọt.

Trên đây là 4 bước giúp bạn loại bỏ bớt nghiệp xấu do chính mình gây ra. Các bậc thánh hiền xưa đều dạy rằng ở đời họa phúc là tự mình chuốc lấy, làm lành gặp lành, làm ác gặp ác (chứ không phải họa phúc là do trời định như người đời hay nói).

Người xưa dạy con cháu gặp lúc vinh hiển thường phải nghĩ tới lúc hàn vi, chưa được đắc ý; Khi gặp được sự thuận lợi, thường phải nghĩ tới lúc gặp nghịch cảnh khó khăn; khi trước mắt có đủ ăn, thường phải nghĩ tới lúc nghèo nàn; khi được người kính nể, thường phải nghĩ tới lúc phải e dè sợ sệt; khi gia thế được người trọng vọng, hãy nghĩ tới lúc mình còn ti tiện, thấp kém; khi học vấn có phần cao, thường phải nghĩ tới lúc mình còn nông cạn.

Có như thế mới biết xét lỗi để hàng ngày cải sửa. Một ngày mà không biết xét chỗ sai trái của mình thì ngày đó ta đã an nhiên tự thị, yên chí tự coi mình là đúng. Một ngày mà không có lỗi nào để sửa là ngày đó không có chút tiến bộ nào cả.

Nghĩ xa thì phải nêu cao cái ân đức của tổ tiên. Nghĩ gần thì phải đền bồi lỗi lầm cho cha mẹ nếu có; trên thì nghĩ tới việc báo ân Tổ quốc, dưới thì nghĩ tới việc tạo phúc cho gia đình, bên ngoài thì nghĩ tới việc cứu người khi cần cấp, bên trong thì đề phòng khắc phục tà kiến của mình.

Trong Kinh A Hàm Phật dạy: "Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Đó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay".

Ví như một nắm muối nếu hòa tan trong ly nước lạnh thì ly nước ấy sẽ mặn, không thể uống được. Cũng nắm muối đó hòa tan trong bình nước lớn hơn trăm lít thì nước sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mặn mặn. Nếu nắm muối đó hòa tan trong ao nước lớn gấp năm mười lần bình kia, nước sẽ không còn mặn và có thể dùng bình thường.

Khi lỡ làm ác mà biết tu thân, thì nhân quả xấu sẽ được chuyển (không nhận đúng như khi đã gieo nhân). Nghĩa là trót gây nhân ác mà bạn biết tu thân, tu giới thì sẽ chuyển được phần nào nghiệp quả xấu, chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc.

Thích Nữ Hằng Như

(Trích Luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng - Thư viện Hoa Sen)

Tuệ An

Chuyên gia tư vấn Hôn nhân - Gia đình

da4-16275609085411459439597.jpgDùng rau Diếp cá tăng sức đề kháng
ch-16282422518191669877439.jpgTránh xui xẻo, vận đen tháng cô hồn bằng những vật dụng bỏ ví dân gian và phong thủy
ch-tranh-16282422516571578166967.jpgLưu ý vài thay đổi trong cúng lễ "tháng cô hồn" năm nay để được an toàn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022