"Internet xóm trọ" và nỗi khổ đường truyền

Hiện nay, sử dụng internet là nhu cầu thiết yếu của đa số các bạn sinh viên. Hầu như bạn nào cũng được gia đình trang bị cho chiếc laptop, điện thoại thông minh để phục vụ cho việc học tập.

Để có thể dùng internet trong xóm trọ, trừ những nơi chủ nhà đăng kí mạng ADSL từ trước, thông thường các xóm trọ sinh viên sẽ cử đại diện đứng ra ký hợp đồng dịch vụ mạng. Sau đó, cước phí sẽ được bàn bạc để chia nhỏ cho mọi người.

nganlemotchuyenxomtroky7phichungkhongaim

Mặt trái của Internet xóm trọ là các bạn sinh viên "cầy" cả đêm lẫn ngày, vì “phí chung” đều như nhau, không dùng sẽ… phí. Thời gian học tập cũng chẳng còn vì nhiều bạn sinh viên suốt ngày chỉ ôm điện thoại, máy tính để vào mạng “xả láng”. Ảnh minh họa

Chính sách của các nhà mạng lớn đã thay đổi theo chiều hướng thoáng hơn. Sinh viên ngoại tỉnh không có hộ khẩu tại thành phố theo học vẫn có thể ký hợp đồng sử dụng internet. Tất nhiên, do số lượng lớn máy tính cùng sử dụng, hợp đồng trọn gói trở thành lựa chọn tối ưu trong chuyện cước phí. Thường chỉ có hai cách tính cước sau đó: chia đều theo số lượng máy tính hoặc theo số phòng sử dụng.

Với cách làm này, mỗi sinh viên phải trả hàng tháng để dùng internet chỉ vài chục ngàn đồng. Nhưng cũng từ đây, các rắc rối bắt đầu phát sinh mà chỉ có những người trong cuộc mới “thẩu hiểu” hơn ai hết. Không thể đăng kí gói cước quá cao vì kinh tế hạn hẹp, trong khi nhu cầu sử dụng lớn, điều này ảnh hưởng đầu tiên tới tốc độ đường truyền.

Bạn Mỹ Linh, sinh viên Học viện Ngân hàng than thở: “Xóm em có nhiều bạn “nghiện” phim dài tập của Thái Lan, Hàn Quốc. Cứ đi học về là các bạn lên mạng xem phim, thậm chí có lúc tải nguyên vài chục link phim HD. Chúng em muốn vào mạng tra cứu tài liệu, đọc tin tức thì đường truyền đều bị chậm đi rất nhiều.

Nhu cầu dùng internet tăng dễ dẫn tới cảnh nghẽn mạng cục bộ, tốc độ truy cập lúc này rớt thê thảm. Mọi người đã quy ước với nhau nên hạn chế chơi game, xem phim vào giờ “cao điểm” khi cả xóm dùng internet, nhiều người cần học tập, nghiên cứu, nhưng nhắc nhở cũng không ăn thua, đành chịu chấp nhận đường truyền kém”.

Khốn khổ đi đòi “phí chung”

Dùng internet kiểu sinh viên có cái "sướng" khi chi phí phải trả rất thấp (vài chục ngàn đồng/tháng, không kể tiền đầu tư router, switch... ban đầu). Tuy nhiên, nhiều bạn tham gia dùng mạng thiếu ý thức đóng tiền để gây ảnh hưởng đến tập thể. Đòi các khoản phí chung này cũng khiến nhiều “chủ đường truyền” méo mặt. Vì cam kết sử dụng internet của nhà mạng nên trong các dịp nghỉ dài ngày như Tết Nguyên đán, hè... mọi người có về quê không dùng mạng vẫn phải nộp tiền để duy trì mạng.

Phí dịch vụ thì chẳng thể khất được nên nhiều khi chính người đi thu phải ứng tiền cho vay. “Mỗi tháng chỉ có vài chục nghìn đồng mà đến hết phòng này đến phòng kia đòi “năm lần bảy lượt” mới có người chịu đóng chứ đợi tự giác hết tháng đóng thì không biết đến bao giờ. Nhất là vào những dịp nghỉ, bạn nào cũng lấy lý do là không dùng mạng, về quê để “trốn” đóng tiền.

Nhiều lần, em cứ phải ứng tiền đóng cho mấy bạn ý rồi sau đấy vất vả đi đòi, không đòi có khi các bạn cũng cố tình quên luôn. Cuối tháng nào cũng như vậy, người thu tiền rất mệt nên ai cũng “ngại”, không muốn đứng ra làm hợp đồng dùng internet cho cả xóm”, em Phương Nga, sinh viên ĐH Văn hóa than thở.

Hàng tháng, trừ tiền nhà cố định ra thì hầu hết các chủ trọ, hoặc các bạn sinh viên vẫn tính chia ra tiền cước phí chung một mức giá. Việc này giống như đi ăn buffet vậy, đằng nào cũng phải trả bằng ấy tiền thì cứ dùng thoải mái cho đỡ phí tiền; từ suy nghĩ này dẫn đến hành động lấy đồ ăn hết sức có thể mặc dù biết sẽ không ăn hết.

Trong trường hợp này, internet ở xóm trọ được tận dụng triệt để, họ dùng cả đêm lẫn ngày, vì “phí chung” đều như nhau, không dùng sẽ… phí. Thời gian học tập cũng chẳng còn vì nhiều bạn sinh viên suốt ngày chỉ ôm điện thoại, máy tính để vào mạng “xả láng”.

(còn nữa)

Theo Phương Thu

Tuổi trẻ thủ đô

Tag :, , ,

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022