Sau khi tin đồn G-Dragon hẹn hò với Moon Seo Yoon (sinh năm 2002) - cháu ngoại của Chủ tịch tập đoàn Shinsegae Lee Myung Hee được lan truyền trên mạng xã hội, gần như ngay lập tức, những thông tin về cô nàng đã được dân tình truy lùng gắt gao.

Bên cạnh gia thế "cực khủng" khi là thế hệ thứ 4 của gia tộc tài phiệt nhà Samsung, học vấn của Moon Seo Yoon cũng được netizen chú ý hơn cả. Theo đó, Moon Seo Yoon sở hữu học vấn rất ấn tượng khi đang theo học Đại học Columbia - một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Để biết ngôi trường này "đỉnh" cỡ nào thì hãy tìm hiểu ngay!

photo-13-16734811862061482512701.jpg
 
3237069438803125430513115313458343983334282n-16734811522291201837199.jpg3234281416852546199771306165614977552571034n-16734811526732080372314.jpg

Moon Seo Yoon sở hữu học vấn "không phải dạng vừa đâu"

Lịch sử lâu đời, kiến trúc độc đáo

Đại học Columbia (tên tiếng Anh: Columbia University in the City of New York) là một viện đại học nghiên cứu tư thục nằm ở quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Đây là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại tiểu bang New York, lâu đời thứ 5 tại Hoa Kỳ. Trường được thành lập vào năm 1754 với tên gọi ban đầu là King's College dưới hiến chương hoàng gia của vua George đệ Nhị của Vương quốc Anh.

Trong vòng gần 270 năm, trải qua nhiều biến cố và phải thay đổi địa điểm giảng dạy, nơi đây đã phát triển từ một đại học nhỏ, trở thành một viện đại học bao gồm 20 đại học và học viện liên kết khác nhau.

photo-10-16734811784211840780923.png
photo-9-16734811741721750404637.jpg

Đại học Columbia

Phần lớn các phân khoa của Columbia tọa lạc tại Morningside Heights. Khuôn viên trường được thiết kế theo nguyên tắc quy hoạch Beaux-Arts và trải khắp 6 khu phố rộng 13 hecta. Trường cũng có hơn 7.800 căn hộ và 20 ký túc xá ở Morningside Heights làm nơi ở cho giảng viên, sinh viên và nhân viên. Ngoài ra, Đại học Columbia còn có một hệ thống đường hầm có tuổi đời lên đến hơn một thế kỷ.

Nổi tiếng trong khuôn viên của trường là Thư viện Nicholas Murray Butler. Được biết, đây chính là thư viện đơn lẻ lớn nhất trong Hệ thống Thư viện Đại học Columbia và là một trong những tòa nhà lớn nhất trong khuôn viên trường. Nó được thiết kế theo kiến trúc tân cổ điển. Mặt tiền của thư viện có một hàng cột trụ và phía trên mỗi cột có ghi tên các nhà văn, triết gia và nhà tư tưởng vĩ đại. Tính đến năm 2012, nơi đây đã sở hữu hơn 11,9 triệu đầu sách và là hệ thống thư viện lớn thứ 8 ở Hoa Kỳ.

Ngoài ra, trường cũng có những công trình kiến trúc nổi bật khác được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ như: Thư viện Low Memorial - một danh lam lịch sử cấp quốc gia, là trung tâm của khuôn viên trường; Hội trường Triết học được liệt kê là nơi phát minh ra đài FM; Sảnh Pupin; Sảnh Casa Italiana; Hội trường St. Anthony...

photo-8-16734811689731973110519.jpgphoto-7-1673481163915218193947.jpg
photo-6-16734811601861646659596.jpgphoto-5-16734811542651129904351.jpg

Thư viện Nicholas Murray Butler (tên gọi ban đầu là South Hall) được đổi tên vào năm 1946, để tưởng nhớ vị tổng thống của trường đại học. Nó có các cột được khắc tên của nhà văn, triết gia và nhà tư tưởng vĩ đại...

Một trong những biểu tượng của trường vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có giá trị kiến trúc là bức tượng của nhà điêu khắc người Pháp Daniel Chester - "Alma Mater", bức tưởng một nhân vật đội vương miện và ngồi trên ngai vàng. Bức tượng này được đặt chính giữa các bậc thang phía trước của Thư viện Low Memorial. Các chi tiết chạm trổ của bức tượng này khiến ai cũng phải trầm trồ vì sự điệu nghệ, độc đáo.

Còn về ý nghĩa, cuốn sách biểu thị kiến thức được đặt cân bằng trên đùi của bức tượng, một con cú tượng trưng cho sự khôn ngoan được giấu trong các nếp gấp của áo choàng. Tay phải của nhân vật cầm một vương trượng bao gồm bốn bông lúa mì và vương miện của Đại học Columbia. Nó như một sự nhắc nhở về nguồn gốc của trường là một tổ chức được thành lập bởi hiến chương hoàng gia.

photo-4-1673481148887268651824.jpg

Bức tượng của nhà điêu khắc người Pháp Daniel Chester được gọi là Alma Mater

Nơi xuất thân của nhiều vĩ nhân nổi tiếng

Thật không sai khi nói, Đại học Columbia có số lượng sinh viên và giảng viên đạt giải Nobel nhiều hơn bất kỳ học viện nào khác trên thế giới. Tính đến nay, cựu học sinh và các thành viên nổi bật có liên kết với trường bao gồm: 5 nhà Khai Quốc Hoa Kỳ; 4 Tổng thống Hoa Kỳ; 9 Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ; 15 Nguyên thủ Quốc gia (ngoài Mỹ); 97 chủ nhân giải Nobel, 101 chủ nhân giải Pulitzer, 25 chủ nhân giải Oscar...

photo-3-1673481145469173152058.jpg

Tổng thống Barack Obama từng theo học cử nhân Quan hệ Quốc tế tại trường Đại học Columbia

Đại học Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của 9 chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân giải MacArthur Genius, 4 chủ nhân của Huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ, 143 thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, 38 thành viên của Viện Y tế thuộc nhóm các Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ, 20 thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ, và 43 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.

Ngoài ra, ngôi trường này còn xếp thứ 2 trên thế giới về số lượng cựu sinh viên là tỷ phú. Các cựu sinh viên của Columbia từng nắm các vị trí hàng đầu ở Phố Wall và giới doanh nghiệp toàn cầu có thể kể đến như: Warren Buffett, Gia đình Astor, CEO PBS và NBC Larry Grossman, Chủ tịch Walmart S. Robson Walton...

photo-2-1673481141044434721323.jpg

Tỷ phú Warren Buffett

Lãnh đạo của công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 từng theo học tại Columbia bao gồm James P. Gorman của Morgan Stanley,[Robert J. Stevens của Lockheed Martin, Philippe Daumancủa Viacom... Trong số những người Việt nổi tiếng có Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng học thạc sĩ tôn giáo tại Chủng viện Thần học Union (thuộc Đại học Columbia) và sau đó giảng dạy tại đây trong thập niên 1960.

photo-1-16734811375771368454779.jpg

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng học Thạc sĩ tôn giáo tại Đại học Columbia

Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022