Một số người xung quanh chúng ta có sự nghiệp suôn sẻ, gia đình viên mãn, đối với bạn bè hàng xóm luôn vui vẻ, trông rất hạnh phúc. Ngược lại một số người rõ ràng cuộc sống rất tốt, nhưng luôn có vẻ chán nản, không hài lòng. Kỳ thật tính cách của một người từ nhỏ đã định hình, chẳng qua bậc cha mẹ không để ý mà thôi!
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, trẻ em từ nhỏ quá ngoan, tương lai có thể sống rất mệt mỏi, cha mẹ nên chú ý đến quan sát sớm, giúp trẻ sửa chữa.
Những đứa trẻ mắc "bệnh của người lớn"
Người ta thường chúc nhau con cái ngoan ngoãn, nghe lời. Tất nhiên ở vai trò là phụ huynh, đây là những ước mong và mục tiêu chính đáng. Có những bố mẹ tự hào vì con nói gì nghe đó, không dám phản kháng lại lời người lớn, biết đón ý người khác để được khen ngợi. Tuy nhiên trên thực tế, có những kiểu ngoan ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai trẻ.
Người lớn ra đời vốn dĩ đôi lúc cần "thảo mai", che giấu cảm xúc để dễ giao tiếp. Tuy nhiên, với trẻ em, quá ngoan ngoãn và khéo léo đôi khi lại phản tác dụng. Để làm hài lòng cha mẹ, chúng kìm nén bản thân dù trong lòng áp lực.
Kiểu trẻ em này trông rất hiểu biết, luôn luôn xem xét tâm trạng cha mẹ, trong mắt người lớn là đứa trẻ ngoan, không hề có bất kỳ hành vi xấu nào. Nếu đứa trẻ có hiện tượng này, cha mẹ không nên tự mãn, ngược lại cần nâng cao cảnh giác: Liệu con mình có quá ngoan ngoãn không?
Trong một chương trình, nữ diễn viên Trung Quốc Viên Vịnh Nghi thẳng thắn thừa nhận quan điểm dạy con "tàn nhẫn" của mình. Từ nhỏ cô đã rất ôn nhu hiểu chuyện, nhưng lớn lên tính cách lại không có cảm giác an toàn.
Sau này khi làm mẹ, cô cũng yêu cầu con cái rất nghiêm khắc. Sao nữ này thường tự đặt câu hỏi: "Liệu thằng bé có gặp nguy hiểm nếu mình làm như vậy không?" mỗi khi suy nghĩ về cách dạy con. Nữ diễn viên không chiều chuộng hay đáp ứng những yêu cầu của quý tử mà thường cư xử rất cứng rắn. Trương Mộ Đồng (Morton) cũng vô cùng ngoan ngoãn, nghe lời mẹ hết mực.
Có một khoảng thời gian đứa bé phản kháng, Viên Vịnh Nghi cho rằng con trai có vấn đề về tâm lý, vì thế đưa con đi khám bác sĩ. Kết quả phát hiện người có vấn đề chính là mình, do bản thân quá lo lắng, hấp tấp mà dẫn đến.
Khi Morton bước vào độ tuổi thiếu niên, nữ nghệ sĩ bắt đầu nhận thấy mối quan hệ của họ ngày càng xa cách. Cô ý thức được rằng sự giáo dục nghiêm khắc và có phần tàn nhẫn của mình đã phản tác dụng.
Đặc điểm tính cách của con người vốn đa phần hình thành từ những trải nghiệm ở thời thơ ấu và sự ngoan ngoãn, vâng lời của những đứa trẻ đôi khi lại là dấu hiệu cho những vấn đề tâm lý và sức khỏe tinh thần sau này.
Từng có một câu chuyện: Cô gái tên Tiểu Mai lớn lên trong một gia đình có mẹ đơn thân với một em trai. Từ nhỏ cô đã đặc biệt hiểu chuyện, không bao giờ khiến mẹ lo lắng, còn biết chăm sóc em chu đáo.
Sau khi học đại học, Tiểu Mai thường làm việc chăm chỉ và tiết kiệm, mỗi tháng sẽ mua một chiếc váy yêu thích. Cô nói: Từ nhỏ ghen tị với những người khác có quần áo đẹp để mặc, nhưng mẹ lo cho mình và em trai tôi đi học quá khó khăn, nếu mặc một chiếc váy mới, cô sẽ có cảm giác tội lỗi không ngừng. Vì vậy, khi có thể kiếm tiền, cô không ngừng mua quần áo để bù đắp cho thời thơ ấu thiếu hụt.
Một người khác kể mình đi khám bác sĩ tâm lý, kết quả bị sự rối loạn lo âu nghiêm trọng.
Từ nhỏ, cô đã lớn lên trong sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha mẹ. Tất nhiên, trong hoàn cảnh này, cô cũng xuất sắc, sau khi tốt nghiệp liền có việc làm ở một công ty nhỏ. Theo lý thuyết, so với nhiều bạn bè cùng trang lứa, như vậy đã được xem là ổn định. Nhưng cô luôn trong tình trạng lo lắng, sợ bố mẹ chê nơi này không đủ tốt.
Sau giờ làm việc, những người khác sẽ thư giãn, thậm chí dành thời gian đi du lịch, nhưng cô chỉ cần dừng lại công việc là sẽ có cảm giác tội lỗi, đi kèm với đó là tình trạng mất ngủ, trầm cảm nặng. Hậu quả này không thể tách rời môi trường giáo dục khắc nghiệt từ thời thơ ấu.
Đổng Khanh là một trong những MC có tiếng của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Cô cũng từng rơi lệ khi nói về hành trình trưởng thành của mình. Cha mẹ Đổng Khanh đối với cô yêu cầu rất nghiêm khắc. Cha thích tác phẩm trong nước, mẹ thích văn chương nước ngoài. Mỗi khi đến kỳ nghỉ, cha mẹ sẽ mở sách cho Đổng Khanh để cô đọc, còn yêu cầu ghi chép, đem câu nói hay trong sách đều ghi nhớ.
Càng nghiêm khắc hơn chính là, sau khi học trung học, Đổng Khanh không chỉ phải hoàn thành nhiệm vụ học tập mà còn phải đi ra ngoài làm việc vặt kiếm tiền sinh hoạt. Cha mẹ còn yêu cầu Đổng Khanh không được mặc đồ đẹp.
Đổng Khanh nhớ lại: Trên ban công nhà, cô vô số lần nghĩ đến cái chết, thậm chí trong sổ tay viết: Tôi muốn chết! Rất nhiều câu như vậy.
Cô nói: Lúc đầu cũng có oán giận, phải gặp bác sĩ tâm lý. Nhưng sau đó nhìn lại hoàn cảnh của cha mình: Ở bến tàu làm việc ban ngày, buổi tối đọc sách, thi đậu đại học Phục Đán, làm giáo sư. Cho nên dễ hiểu khi ông yêu cầu con cái nhất định phải đi chịu khổ mới có thể trưởng thành.
Trên thực tế, trẻ em bị gò ép cảm xúc quá mức khi lớn lên có thể gặp các vấn đề về tâm thần. Chúng cũng có thể trở thành những người nổi loạn, khó cân bằng cảm xúc, thậm chí rối loạn nhân cách...
Trong nhiều gia đình, không ít em bé được khen ngợi ngoan ngoãn, luôn làm mọi cách để lấy lòng người khác, để được khen ngợi. Từ quan điểm xã hội, đây cũng là một loại năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, về lâu dài, những đứa trẻ này có thể hình thành tính cách thiếu trung thực.
"Những đứa trẻ ngoan ngoãn sẽ lớn lên thành những người lớn biết vâng lời. Họ ít có khả năng đứng lên bảo vệ bản thân và dễ bị lợi dụng hơn. Họ cũng có xu hướng chỉ làm theo mệnh lệnh mà không thắc mắc và không có ý thức trách nhiệm cao về hành động của mình", tiến sĩ tâm lý Laura Markham (Đại học Columbia) chia sẻ.
Có quan niệm rằng nuôi dạy một đứa con ngoan ngoãn và vâng lời là mục tiêu cuối cùng của bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, thay vì làm những gì ta nghĩ là tốt nhất cho đứa con của mình ở hiện tại, hãy cho chúng hành trang vững chắc vào tương lai: Những kỹ năng, những sự lựa chọn, sự lắng nghe, chú ý và tình yêu thương từ trái tim.