Theo số liệu của trung tâm cung ứng nguồn lao động, Bộ GD&ĐT, 10 ngành họ có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc cao nhất năm 2021 bao gồm: Dịch vụ vận tải (89,2%); Nghệ thuật (85,4%); Thú y (85,2%); Kiến trúc và xây dựng (79,6%); Sản xuất và chế biến (79,5%); Toán và thống kê (77,7%); Sức khỏe (76,7%); Khoa học sự sống (75,6%); Nhân văn (74,7%). Cuối cùng là Báo chí và thông tin (74,6%).

photo-1-16621981089101071001875.png

Nói về ngành Báo chí và thông tin thì những năm gần đây là ngành học rất hot, được nhiều thí sinh quan tâm đăng ký. Trong mùa tuyển sinh 2021, ngành Báo chí từng xếp thứ 2 trong to 5 ngành học được đăng ký nguyện vọng nhiều nhất.

Vậy ngành này học những gì, công việc ra trường và mức lương cụ thể ra sao mà lại thu hút được lượng lớn học sinh đăng ký? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

Ngành Báo chí học những gì? Học ở đâu? Nên học trường nào thì tốt?

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội được thể hiện thông qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử.

Còn ngành Báo chí là một ngành khoa học xã hội đào tạo kiến thức về phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế. Xây dựng chuyên môn để xử lý những vấn đề có quy mô địa phương, vùng miền.

photo-1-1662198118897836119685.jpeg

Ảnh minh họa.

Lý giải sức hút của ngành Báo chí, thì ngành này cực kỳ phù hợp với người có tính cách năng động, ưa tìm hiểu và khám phá. Người làm báo cần có tư duy, tác phong làm việc nhanh nhẹn, bám sát các sự kiện nóng diễn ra trong nước và thế giới. Cũng bởi tính chất nghề nghiệp nên họ thường biết các tin tức sốt dẻo trước người thường.

Ngoài ra, nghề biên tập viên/ phóng viên giúp bạn được gặp gỡ với người nổi tiếng, những nhân vật thú vị, những nhân vật có câu chuyện éo le, cảm động. Nhờ vậy mà sự hiểu biết, các mối quan hệ cũng phong phú hơn.

Hiện tại, học sinh có thể đăng ký theo học ngành Báo chí tại 2 trường đào tạo top đầu là:

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền (36 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Ngành Báo chí - Thu nhập ổn, nhưng áp lực

Thu nhập của ngành Báo chí cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực thực tế. Đặc biệt, Báo chí là ngành cần rất nhiều kinh nghiệm. Hiện tại, thu nhập của các biên tập viên/phóng viên thường được tính theo lương cứng và nhuận bút.

Tổng thu nhập của họ sẽ dao động từ 8 - 20 triệu đồng, hoặc hơn, tùy vào năng lực, độ chăm chỉ và vị trí công việc. Bất kỳ công việc nào cũng vậy, càng có năng lực, mức lương sẽ càng cao.

photo-2-1662198119491133261250.jpeg

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, Báo chí là ngành có những áp lực đặc thù, đòi hỏi phải thật sự yêu nghề thì mới có thể theo đuổi lâu dài. Các biên tập viên/phóng viên sẽ không có giờ làm việc cố định. Bất kỳ khi nào có tin nóng, ngay cả khi nửa đêm, thì bạn sẽ phải "lên đường" ngay và luôn để tìm hiểu, cập nhật tin tức nhanh và chính xác nhất tới độc giả.

Bên cạnh đó, người làm báo còn lao vào các vùng nguy hiểm như vùng lũ lụt, sạt lở đất, dịch bệnh,... để tác nghiệp. Do vậy họ phải có sức khỏe thật tốt, cùng đam mê nghề nghiệp. Nếu không khó mà theo đuổi nghề lâu dài.

Quan trọng nhất, người làm báo phải cẩn thận, chân thật trong từng con chữ, tuyệt đối không được phản ánh thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân và tập thể.

Ngoài ra, người làm báo cần rèn luyện các kỹ năng làm việc độc lập, linh hoạt và sáng tạo để thích ứng với sự chuyển biến của ngành trong thời buổi xã hội ngày càng phát triển, xu hướng của bạn đọc thay đổi không ngừng. Chẳng hạn như trau dồi thêm các kỹ năng quay phim, dựng phim, chụp ảnh,...

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022