Dù ở thời đại nào, cha mẹ cũng đều mong con mình học hành đỗ đạt, có cuộc sống sung túc. Một trong những con đường phố biến nhất hiện nay đó là giáo dục. Do đó, hầu hết các bậc phụ huynh đều chú ý đến chuyện học hành của con ngay từ khi còn nhỏ.
Phần lớn cha mẹ đều mong con mình có IQ cao, thông minh xuất chúng. Trong khi đó, hầu hết mọi người cho rằng khi con nhỏ, trẻ càng năng động và nhanh nhạy thì càng thông minh. Do đó, một số gia đình thấy con ít nói hoặc chậm hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa thì lo rằng con thua kém các bạn.
Trên thực tế, chính các bậc cha mẹ thường là những người quan tâm quá mức. Một số hành vi thất thường của con trẻ đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy trẻ có một tài năng nào đó. Ví dụ, nếu trẻ nhà bạn có 4 hành vi bất thường này trước 6 tuổi thì rất có thể con bạn sẽ là một "cao thủ toán học" trong tương lai.
1. Làm việc theo nguyên tắc cứng nhắc
Có những bé ngay từ nhỏ đã bộc lộ rõ làm việc gì cũng nghiêm khắc, các bước thực hiện rất rõ ràng, rất kỷ luật, thậm chí hơi cứng nhắc.
Ví dụ, khi bố mẹ mua đồ chơi, bé sẽ không tháo rời ngay như những đứa trẻ khác mà phải đọc hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu chơi. Đôi khi hướng dẫn không đánh dấu 1, 2 và 3 mà trẻ sẽ tự đánh số thứ tự ở bên cạnh.
Một số bậc phụ huynh từng bày tỏ mối lo ngại rằng: Con tôi từ nhỏ đã luôn nghiêm khắc trong công việc, tôi lo con quá cứng nhắc, không biết cách thích nghi, đầu óc chậm chạp sẽ không theo kịp với việc học của mình trong tương lai.
Hình minh họa (Ảnh: iStock)
Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Toán học rất chú trọng đến logic và trật tự. Không giống như những môn học khác, một câu hỏi có thể có nhiều câu trả lời. Trong hầu hết các trường hợp, toán học chỉ có một đáp án duy nhất và để tìm ra thì phải có các bước giải quyết vấn đề logic.
Vì vậy, nếu con bạn đặc biệt chú ý đến trật tự, làm mọi việc có trật tự và nghiêm túc trước 6 tuổi, thì sau khi lên tiểu học, rất có thể trẻ sẽ học khá tốt môn Toán.
2. Tính cách khó hòa đồng
Một số bé tính tình rất thất thường, không khóc như những đứa trẻ khác khi gặp chuyện, nhiều khi cư xử rất điềm đạm. Thậm chí có những trẻ tạo cảm giác không được nhanh nhạy và hoạt bát. Không ít bậc phụ huynh đã từng lo lắng vì con mình trầm hơn các bạn khác.
Tuy nhiên, những người giỏi toán vốn là người lý trí và điềm đạm.
Đã từng có một cô bé được bố mẹ nhận xét rằng từ nhỏ đã rất điềm đạm, hầu như không có tính khí thất thường và có phần khó hòa đồng. Thực ra cô ấy rất thông minh và là một trong những người giỏi toán của lớp.
Do đó, các bậc cha mẹ đừng lo lắng vì tính cách con mình chậm chạp, khó hòa đồng, biết đâu con bạn sẽ là một cao thủ toán học trong tương lai.
3. Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp
Thông thường trẻ nhỏ sẽ thích phá tung đồ chơi và vật dụng trong nhà để thỏa mãn sự tò mò của bản thân. Tuy nhiên, một số trẻ khác lại thích xếp gọn, phân chia đồ chơi theo từng loại riêng, đôi khi có biểu hiện giống như chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Đối diện với tình huống này, nhiều bậc phụ huynh sẽ cho rằng con mình có thói quen không giống những đứa trẻ khác.
Trên thực tế, hành vi này cho thấy bé rất có ý thức trật tự. Khi liên tục phân loại và sắp xếp thì khả năng tư duy logic của trẻ cũng ngày càng phát triển, và thường những đứa trẻ có được tư duy này thì sẽ có khả năng phát triển trong lĩnh vực toán học.
Hình minh họa (Ảnh: Lanekids)
4. Luôn thích một loại đồ chơi nhất định
Nhiều bé có sở thích chỉ chơi một món đồ nhất định, thậm chí trẻ có thể tự ở đó một mình trong thời gian dài. Có những trẻ lặp đi lặp lại một quy trình tháo lắp đồ chơi mà không biết chán. Những món đồ chơi này sẽ củng cố tư duy về không gian của trẻ và tạo nền tảng cho việc học toán sau này, đặc biệt là hình học.
Nếu con bạn cũng có 4 kiểu hành vi "bất bình thường" trên thì rất có thể trẻ sẽ là cao thủ toán học trong tương lai. Do vậy, các bậc phụ huynh nên theo dõi hành vi của con để biết cách rèn luyện ngay từ sớm.
Cha mẹ có thể làm gì để nâng cao IQ của con?
Dẫu vậy, trẻ có khả năng thiên bẩm nhưng vẫn cần có sự định hướng và hỗ trợ từ cha mẹ. Các bậc phụ huynh muốn con mình sau này nhanh tiếp thu, phát triển khả năng thì có thể tham khảo 2 cách làm sau:
Đưa "ngôn ngữ" toán học vào cuộc sống
Khi cha mẹ tương tác với con cái, mọi người có thể cố gắng để trẻ liên kết các con số với các đồ vật. Ví dụ bạn có thể hỏi con có bao nhiêu cái cốc, cần bao nhiêu chiếc bát hay gia đình có bao nhiêu người...
Hoặc cha mẹ cũng có thể kết hợp việc học toán trong những công việc hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể nói với con lấy giúp mình 3 quả táo hoặc dọn 5 đôi đũa lên bàn ăn...
Các con số ban đầu là trừu tượng, nhưng sau khi chúng được liên kết với các đồ vật, trẻ có thể dễ dàng hiểu và sử dụng chúng. Hãy cho trẻ tiếp xúc với một số ngôn ngữ toán học như kích thước, chiều dài, chiều cao… khi còn nhỏ, trẻ sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, việc kết hợp các con số giúp con làm quen và sớm hình thành tư duy toán học.
Hình minh họa (Ảnh: Taste of France)
Kết hợp các khái niệm toán học trong trò chơi
Các bậc phụ huynh có thể cho trẻ chơi với các khối xây dựng, hoặc đồ chơi xếp hình... Những trò chơi như thế này sẽ giúp bé từ từ khám phá ra đặc điểm của các hình khối khác nhau. Ví dụ, khi chơi trò xếp gỗ, trẻ sẽ nhận ra không thể đặt hình nón và hình cầu bên dưới, chúng sẽ bị đổ và mất ổn định, trong khi mỗi mặt của hình lập phương đều phẳng và có thể đặt ở dưới cùng.
Hãy để trẻ được học bằng cách chơi, nó có thể nhận ra các hình khối khác nhau và xây dựng cảm giác về không gian trong não.
Nguồn: Toutiao