Đại học Kyoto, một trong những trường đại học lớn nhất Nhật Bản và lâu đời thứ hai sau Đại học Tokyo, cho phép sinh viên mặc bất cứ trang phục nào họ muốn trong lễ tốt nghiệp. Do đó, lễ tốt nghiệp tại ngôi trường này luôn là sự kiện đặc biệt, khi không chỉ người thân của sinh viên đến cổ vũ mà hàng trăm nhiếp ảnh gia và nhà báo cũng có mặt.
Cảnh tượng này không còn xa lạ ở Đại học Kyoto, Nhật Bản.
Trong các bức ảnh ấn tượng nhất được ghi lại từ lễ tốt nghiệp nhiều năm qua của trường, bầu không khí vô cùng vui nhộn, không khác gì lễ hội hóa trang. Ngoài nhân vật manga yêu thích, nhiều sinh viên còn biến thành phi hành gia hoặc gấu Pooh. Trang phục truyền thống của Trung Quốc và Hàn Quốc, thậm chí mặt nạ tổng thống Mỹ cũng xuất hiện trong các lễ tốt nghiệp sáng tạo không giới hạn này.
Nhiều sinh viên rủ nhau chuẩn bị trang phục theo nhóm, cùng chụp lại những bức ảnh ấn tượng nhất với nụ cười hạnh phúc. Với một số người, khuôn mặt thật của họ thậm chí còn không lộ ra, thay vào đó là mặt mèo hay gấu trúc.
Những sinh viên này có buổi lễ tốt nghiệp để đời với trang phục nhóm nổi bật.
Ngày trọng đại của sinh viên năm cuối không khác gì lễ hội hóa trang.
David Hajime Kornhauser, giám đốc truyền thông toàn cầu của Đại học Kyoto cho biết: Tôi không mặc lễ phục trong lễ tốt nghiệp ở Mỹ, nên với tôi điều này khá tự nhiên. Chọn trang phục gì hoàn toàn là sở thích cá nhân của mỗi người”.
Nhiều người hóa nhân vật manga.
Trang phục truyền thống Trung Quốc, Hàn Quốc cũng xuất hiện tại buổi lễ.
Từng có thời điểm truyền thống này bị bác bỏ bởi những nhân viên thuộc bộ phận hành chính của Đại học Kyoto. Xuất phát từ tư duy không cởi mở và nỗi lo lắng về bản quyền hình ảnh của các nhân vật được hóa trang, họ cố gắng chấm dứt truyền thống ăn mặc tự do trong lễ tốt nghiệp.
Năm 2011, trường chính thức cảnh báo những cử nhân tương lai rằng chỉ trang phục cổ điển hoặc dân gian mới được phép tham dự buổi lễ. Trường hứng chịu sự phẫn nộ của công chúng trên khắp Nhật Bản, sự quan tâm đến trường giảm mạnh. Năm sau đó, mọi thứ lại trở về như cũ, thậm chí sinh viên còn sáng tạo hơn khi chuẩn bị trang phục.
Bạn thậm chí không cần để lộ khuôn mặt khi đi dự lễ tốt nghiệp tại Đại học Kyoto.
Hình ảnh phi tiêu chuẩn của Đại học Kyoto gây ấn tượng với cả các trường học trên thế giới. Yanislava Goncharenko, CMO tại Đại học Kinh tế Quốc dân Odessa (Ukraine) bình luận, đây là cách độc đáo để quảng bá tên tuổi của trường đại học trên thị trường dịch vụ giáo dục, khuyến khích tư duy phá cách và kích thích trí tưởng tượng của sinh viên.
“Cách tiếp cận sư phạm như vậy chắc chắn là rất thành công” , Yanislava nói.
Đại học Kyoto được thành lập năm 1897, có các cựu sinh viên nổi tiếng như nhà văn Takakura Teru, hay người đoạt giải Nobel Hóa học 2019 Takakura Teru.