Thạc sĩ luật quyết tâm mở quán mì khởi nghiệp
Trương Thiên Nhất sinh năm 1990, ở Trường Đức, Hồ Nam trong gia đình có bố là bác sĩ và mẹ là luật sư.
Tại thời điểm đó, khi đang học Thạc sĩ ở đại học Bắc Kinh, anh đã từ bỏ công việc được trả lương cao ở công ty luật nổi tiếng để mở một quán mì ở góc tầng hầm của trung tâm thương mại.
Chẳng mấy chốc, câu chuyện bán mì của chàng Thạc sĩ đại học Bắc Kinh đã trở thành chủ đề nóng. Có rất nhiều ý kiến đồng tình với "nữ hoàng đồ gia dụng" Đổng Minh Châu, và cũng nhiều người ủng hộ Trương Thiên Nhất. Tuy nhiên thời gian đã trả lời tất cả. Sau 7 năm, quán mì của Trương Thiên Nhất đã đạt được nhiều thành quả.
Bà Đổng Minh Châu đã hét lên với chàng thanh niên ngay trong chương trình (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Trong tuần khai trương, doanh thu mỗi ngày của quán đạt hơn 20.000 NDT. Một tháng sau nhận được đầu tư thiên thần. Hai tháng sau khai trương chi nhánh thứ 2, số lượng nhân viên lên đến 20 người. Sáu tháng sau lên chuyên mục "Đối thoại" của CCTV. Bốn năm sau hoàn thành vòng tài trợ B, công ty được định giá 500 triệu NDT.
Giờ đây, tiệm mì của Trương Thiên Nhất vẫn chưa đóng cửa, ngược lại còn mở chi nhánh đến tận khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc và có cả bán online.
Ngay từ nhỏ, Trương Thiên Nhất đã rất thông minh và có cá tính. Khi lên đại học, anh tham gia rất nhiều đội nhóm trong trường. Ngay từ năm nhất, Trương Thiên Nhất đã đi làm thêm rất nhiều công việc từ trợ lý, thư ký cho đến phụ hồ, lễ tân... Sau khi đã có trải nghiệm, anh bắt đầu tập trung vào kinh doanh.
Ngày từ năm nhất đại học, Trương Thiên Nhất đã làm qua rất nhiều nghề (Ảnh: Zhihu)
Mỗi cuối tuần, anh chạy đến chợ đầu mối gần sở thú, mua tai nghe với giá 5 tệ rồi đem bán ở cổng các trường học lớn. Điều đặc biệt là ai muốn mua tai nghe của Trương Thiên Nhất đều phải kết bạn QQ, do đó anh tạo được “cộng đồng khách hàng” và việc giới thiệu các sản phẩm khác trong tương lai sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Đến năm hai đại học, khi đã có trong tay 30.000 nhân dân tệ, Trương Thiên Nhất dự định mở một cửa hàng bánh bao ở Ngũ Đạo Khẩu. Công việc kinh doanh rất tốt và anh nhanh chóng mở cửa hàng thứ hai. Trương Thiên Nhất không giấu nổi tự hào: "Khi tôi đổi chủ vào năm cuối, hai cửa hàng đã bán được 800.000 NDT. Tôi rất sốc, tôi đã mất 2 năm để kiếm từng đồng một."
Sau đó, Trương Thiên Nhất tập trung toàn lực cho việc học. Anh không chỉ tốt nghiệp hạng 3 toàn khoa mà còn đỗ Thạc sĩ khoa luật của trường Đại học Bắc Kinh.
"Bắc Kinh không thiếu một luật sư tài chính như tôi, nhưng lại thiếu một bát mì bò ngon!"
Nhận thấy nghề luật đã bão hòa, thay vì làm một công việc văn phòng ổn định, Trương Thiên Nhất quyết định kinh doanh. Trong chương trình “Thanh niên Trung Quốc nói”, khi đối mặt với sự chất vấn của bà Đổng Minh Châu, anh đã hét to: “Bắc Kinh không thiếu một luật sư tài chính như tôi, nhưng lại thiếu một bát mì bò ngon!"
Đầu tiên, Trương Thiên Nhất tìm 3 người bạn cùng hợp tác, đó là Liễu Túc - thạc sĩ khoa luật Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Tống Thạch - người nhận được học bổng MBA toàn phần của một trường đại học Mỹ, và Châu Toàn - người đã có một công việc ổn định ở Thâm Quyến. Khi ấy, 4 người góp tổng cộng được 105.000 tệ, trong đó Trương Thiên Nhất góp 70.000 tệ. Tuy nhiên số tiền này ít vẫn quá ít để có thể mở một cửa hàng tại nơi đắt đỏ như Bắc Kinh.
Khi Trương Thiên Nhất có ý định từ bỏ, may mắn đã mỉm cười. Một cửa hàng trong khu ẩm thực ở tầng hầm của trung tâm thương mại đã trả mặt bằng, anh nhanh chóng thuê lại nơi đó. Thời gian đầu cửa hàng chỉ có 3 nhân viên, anh đã một mình đảm nhiệm các công việc của đầu bếp, bồi bàn, thu ngân.
Trương Thiên Nhất đã cùng 3 người bạn góp vốn kinh doanh (Ảnh: Zhihu)
Trương Thiên Nhất nhớ lại: "Tôi đã không nhìn thấy mặt trời trong vài tuần liền. Trời chưa sáng tôi đã dậy đi mua nguyên liệu, tối lại bận rộn đến khuya." Tuy nhiên ông trời không phụ lòng người, doanh số bán hàng đã vượt qua con số 20.000 ngay trong tuần đầu tiên, chính anh cũng bất ngờ về điều này.
"Điều tồi tệ luôn có thể xảy ra", người có tư duy sẽ vượt qua
Tiếp tục với phương pháp xây dựng cộng đồng khách hàng, 4 người xác định đối tượng nhắm đến là những người Hồ Nam đang làm việc tại Bắc Kinh. Họ đã lập 50 tài khoản weibo và thông qua đó tìm kiếm những người có đặc điểm như vậy, đặc biệt là những người có lượng người theo dõi cao. Từ đó, cửa hàng có lượng khách hàng ổn định và việc kinh doanh cũng khá lên trông thấy.
Một hôm, khi đang bận bịu ở cửa hàng lúc 1 giờ sáng, Trương Thiên Nhất bắt gặp một bạn học cũ làm cho công ty luật ở tầng trên đang đi về. Anh thở dài: “Người phải tăng ca cũng đã về nghỉ ngơi, còn mình vẫn miệt mài”. Về tới nhà, anh đã viết bài báo “Tại sao sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tôi lại đi bán mì?” Ngay sau đó, bài báo đã thu hút rất nhiều người, lượng khách hàng đến cửa hàng mì tăng lên, các phóng viên cũng đến tìm hiểu.
Trương Thiên Nhất đảm nhiệm vị trí đầu bếp, bồi bàn, thu ngân (Ảnh: Zhihu)
Trước Tết 2020, dịch bệnh bắt đầu ập đến. Ngay lập tức, doanh thu của cửa hàng quay về con số 0. Cứ tiếp tục như vậy, cùng lắm cũng chỉ cầm cự được đến tháng 4. Trương Thiên Nhất đã rất hoảng, nhưng sau khi lấy lại bình tĩnh, anh phát hiện mặc dù hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng bị đóng băng nhưng các giao dịch trực tuyến vẫn diễn ra sôi nổi, thậm chí còn nóng hơn trước khi có dịch.
Không chậm trễ, Trương Thiên Nhất lập tức tổ chức lại bộ máy nhân viên, đẩy mạnh bán online, thậm chí còn livestream 16 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, anh cũng bàn bạc hợp tác với các công ty lớn. Vào tháng 4 năm 2020, tại livestream Weiya, hơn 100.000 suất mì đã được bán ra.
Giờ đây Trương Thiên Nhất đã ngoài 30 tuổi, anh đã sớm không còn là chàng trai ngày nào đứng trên sân khấu bị Đổng Minh Châu nói là "lãng phí tài nguyên". Câu chuyện khởi nghiệp của Trương Thiên Nhất có lẽ sẽ truyền động lực khởi nghiệp cho rất nhiều người. Qua đó cũng có thể rút ra một vài tư duy khác biệt mà những người thành công đều có:
- Cạnh tranh khác biệt: Cho dù là viết văn hay bán mì sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Trương Thiên Nhất luôn có thể tìm thấy "điểm đặc biệt của mình trong đám đông" và tận dụng điều này để cạnh tranh.
- Tư duy độc lập: Ngoài các sách viết về chuyên môn, Trương Thiên Nhất còn thích đọc sách văn học, lịch sử và triết học. So với sách tham khảo dễ hiểu được bán tràn lan, loại sách này có xu hướng khiến người ta phải tư duy sâu, nhìn rõ bản chất của sự việc, phát hiện ra gốc rễ của vấn đề.
- Khủng hoảng nhận thức: "Điều tồi tệ luôn có thể xảy ra", đây là bức thư pháp treo trong văn phòng của Trương Thiên Nhất. Nó không chỉ giúp thúc đẩy bản thân mà còn là bức chân dung chân thực về tình trạng bấp bênh như đi trên lớp băng mỏng của những người khởi nghiệp.
Nguồn: Zhihu