Trong cuốn sách Về Giáo Dục Gia Đình, Sukhomlynsky đã viết: "Khía cạnh đầu tiên có ảnh hưởng về mặt giáo dục đối với trẻ em và thanh thiếu niên đó chính là gia đình, đặc biệt là sự giáo dục của người mẹ". Ý nghĩa của mẹ là sự ảnh hưởng. Một người mẹ có quan điểm chính trực ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sau của gia đình.

Một người mẹ tốt quan trọng như thế nào? Có người kể: "Người bạn của tôi đi công tác nước ngoài một thời gian nên giao con cho ông bà ngoại. Sau này, khi đưa cháu về, bạn tôi rất ngạc nhiên trước hành vi của cháu.

Khi đưa con đi siêu thị, có đồ ăn để thử, con ăn hết miếng này đến miếng khác. Bạn tôi hỏi con có thích lắm không, mẹ sẽ mua cho con. Không ngờ đứa trẻ lại nói: Dù sao thì cũng không cần tiền, cứ ăn vì được miễn phí. Bạn tôi nhớ rõ ràng đã dạy con không được tham lam những lợi ích nhỏ mọn, nhưng tại sao cháu lại làm điều đó một cách tự nhiên như vậy? Sau này nghĩ lại, có lẽ đó là thói quen của ông bà.

Sau khi sự việc xảy ra, dù ông bà có đề nghị trông con nhưng bạn tôi vẫn từ chối. Có một số hành vi cô không muốn con học nên phải tự mình dạy con. Sau này, dưới sự giáo dục của mẹ mình, đứa trẻ cuối cùng đã sửa chữa được hành vi này".

photo-1-1707906177550227804337.jpg

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng của người mẹ đối với con cái thực sự rất quan trọng, chỉ người mẹ có cái nhìn rất tích cực về cuộc sống mới có thể giáo dục con mình phát triển tươi sáng. Nếu người mẹ có 3 hành động này thì gia đình nên vui mừng: Con cái không chỉ ngoan ngoãn mà còn tự tin, đi đâu cũng thành công:

1. Cho con mình không gian riêng và để chúng đưa ra lựa chọn

Không cha mẹ nào muốn trẻ vấp ngã hay mắc phải những sai lầm mà họ từng trải qua. Tuy nhiên, đó là một phần của cuộc sống và không biện pháp bảo vệ thái quá hay xâm phạm quyền riêng tư nào có thể ngăn chặn được. Bạn phải để con cái mắc lỗi và tự rút kinh nghiệm, miễn trang bị cho chúng đủ kiến thức cần thiết để đối mặt với các khó khăn.

Một người mẹ muốn dạy con về sự cởi mở và trung thực sẽ không kiểm soát thái quá vì cách này sẽ phản tác dụng. Phản ứng tự nhiên của trẻ với kiểu nuôi dạy này là che giấu mọi thứ và bắt đầu nói dối ngày càng nhiều, bởi chúng cảm nhận được cha mẹ không tin tưởng mà luôn ngờ vực mình.

Từ nhỏ đến lớn, trẻ luôn phải đối mặt với nhiều lựa chọn. Điều mẹ cần làm không phải là nói cho con biết lựa chọn mà dạy con cách lựa chọn. Tôn trọng trẻ chính là việc nuôi dưỡng nhân cách tốt, giúp trẻ lớn lên hạnh phúc, tự tin trước những lựa chọn của mình.

Theo nhiều nghiên cứu tâm lý, những đứa trẻ bị tước đoạt quyền lựa chọn thường có 2 tính cách trái ngược: Một kiểu sẽ ngoan ngoãn chấp thuận, nhu nhược nghe theo; kiểu còn lại thì nổi loạn, chống đối. Đứa trẻ nhu nhược luôn dựa vào cha mẹ trong mọi việc thường mất đi khả năng tự lập, khó thành công trong cuộc sống. Còn đứa trẻ nổi loạn làm mọi việc theo ý thích mà không nghĩ tới hậu quả. Bởi trẻ muốn chứng minh với mọi người: Mình có nhận thức độc lập. Đây đều là 2 hướng phát triển độc hại mà cha mẹ cần lưu ý khi giáo dục trẻ.

2. Gương mẫu

Chắc chắn con cái luôn cố gắng làm theo những hành vi và lối sống của cha mẹ, từ sở thích đến quần áo và kiểu tóc. Đó là lý do tại sao chúng ta nên cẩn thận về những hành vi của mình và hãy nhớ rằng mình là hình mẫu của con trẻ. Trẻ em bắt chước tất cả hành vi và việc làm của chúng ta một cách dễ dàng ngay cả khi chúng ta làm sai. Chúng ta truyền cảm hứng cho con cái trong suốt cuộc đời. Con cái cần sự hỗ trợ của chúng ta để trở nên mạnh mẽ và hạnh phúc.

3. Thiết lập những quy tắc với con là rất quan trọng

Giả sử bạn có một người bảo mẫu ở nhà, khi đứa trẻ làm đổ nước ra sàn nhà, bạn sẽ làm gì?Nói chung, bạn có thể yêu cầu bảo mẫu đến lau sạch nước. Nhưng nếu một ngày bạn muốn con mình tự lau sàn nhà, bạn có biết con sẽ nói gì không? Tại sao con phải lau cho cô ấy? Người giữ trẻ được trả tiền mà?

Đúng vậy, chúng ta có thể cho con cái một môi trường sống tốt nhưng cũng phải dạy cho chúng cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, phải để con cái phân biệt đúng sai và biết tôn trọng người khác.

Nếu vậy, đầu tiên, tạo cho trẻ bầu không khí dân chủ, tạo cho trẻ sự tôn trọng, giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Nhà giáo dục nổi tiếng người Anh Herbert Spencer cho biết: "Khi một đứa trẻ được sống trong bầu không khí gia đình có sự thấu hiểu, tôn trọng và khuyến khích, niềm tin của chúng đối với cha mẹ sẽ được tăng lên rất nhiều. Khi đó khi càng trưởng thành trẻ sẽ càng có động lực có niềm tin vào cuộc sống.

Thực tế, sự tôn trọng làm cho trẻ cảm thấy có phẩm giá, trẻ nhận thức được về nhân phẩm sẽ có thể nhận ra tầm quan trọng của bản thân, vì vậy trẻ sẽ nuôi dưỡng trong mình sự tự tin, có tràn đầy niềm tin đối với mọi người và cuộc sống.

Cha mẹ có thể dạy con biết tôn trọng người thân bằng cách trở thành những tấm gương tốt. Ví dụ: Phụ huynh nên nói "Làm ơn" và "Cảm ơn" với người khác, mở cửa cho những người trong cửa hàng và xưng hô lễ phép với người lớn tuổi. Khi quan sát những hành động đó của cha mẹ, trẻ sẽ dần hiểu thế nào là hành vi tôn trọng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022