Ông Ronald Ferguson là một Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, từng tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông hiện đang giảng dạy và nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và công bằng giáo dục tại Đại học Harvard.

Tại ngôi trường top 1 thế giới, ông thành lập Dự án nghiên cứu Khoảng cách thành tựu, để nghiên cứu cách thức nảy sinh khoảng cách giữa "xuất sắc" và "tầm thường".

Ông Ferguson và nhà báo nổi tiếng Tasha Robertson đã dành 15 năm để phỏng vấn hơn 200 sinh viên tốt nghiệp Harvard, Yale, Stanford và nhiều trường danh tiếng khác, cùng cha mẹ của họ. Dựa thêm vào kết quả nghiên cứu riêng của mình, ông Ferguson đi đến kết luận: "Mặc dù mỗi cặp cha mẹ - con cái đều khác nhau, từ tính cách đến ngoại hình nhưng thật đáng kinh ngạc là cách họ giáo dục con, định hướng cho con đều nhất quán".

photo-2-1667481261752690669585.png

Nhà kinh tế học người Mỹ Ronald Ferguson.

Cụ thể, cha mẹ của tất cả những người thành công đều đóng 8 vai trò nuôi dạy con giống nhau và tạo nên một bộ quy tắc cơ bản, chiến lược để rèn giũa con tự tin, thông minh, sống có mục tiêu. Quan trọng hơn, những luật lệ về nuôi dạy con cái này hoàn toàn không liên quan đến chủng tộc, quốc tịch và khu vực, cũng như nền tảng kinh tế, giáo dục và xã hội.

Tuy nhiên, nó lại có thể nhân rộng và phát huy hiệu quả trong bất kỳ kiểu gia đình nào. Điều đó có nghĩa, mặc dù trẻ được sinh ra trong những gia đình khác nhau, nhưng cùng một quy tắc nuôi dạy con cái đã hình thành nên những kinh nghiệm sống và thành tựu giống nhau.

Quy tắc nuôi dạy con chiến lược đề cập đến việc cha mẹ cần đóng 8 vai trò khác nhau trong quá trình trưởng thành của trẻ. Và mỗi vai trò do cha/mẹ hoặc cả hai đảm nhận ở một thời kỳ cụ thể, tuân theo các yêu cầu của luật nuôi dạy con cái.

Vai trò 1: Đối tác học tập sớm

Giai đoạn từ sơ sinh đến 5 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển trí não, đồng thời cũng là giai đoạn để trẻ học cách kết nối với thế giới bên ngoài. Vì vậy việc học tập đầu đời của trẻ là vô cùng quan trọng.

Cha mẹ thường đóng vai trò này, dành nhiều thời gian cho con cái và giúp chúng thực hiện các hoạt động hình thành não bộ. Nói chung, cha mẹ có thể giúp con mình phát triển trí não thông qua năm lĩnh vực hoạt động hàng ngày như sau:

1. Trao yêu thương và quản lý căng thẳng

2. Nói chuyện, ca hát, giúp trẻ nhận định

3. Học đếm, học so sánh, phân nhóm, phát triển tư duy toán học

4. Tham gia các môn thể thao, các trò chơi để phát triển óc quan sát, tò mò

5. Đọc và thảo luận về các câu chuyện để phát triển khả năng suy luận của trẻ

Ngoài ra, "đối tác học tập sớm" có thể không chỉ là cha mẹ mà còn là ông bà, cô chú, bác,...

photo-1-16674812588692131629407.png

Vai trò 2: Kỹ sư bay

Kỹ sư bay là một thuật ngữ hàng không, được hiểu là một chuyên gia về hệ thống máy bay, chuyên giải quyết các vấn đề về hệ thống bay, đánh giá các tình huống khẩn cấp, tính toán dữ liệu cất cánh và hạ cánh.

Về mối quan hệ cha mẹ - con cái, cha mẹ đảm nhận vai trò này sau khi con đi học. Nếu một đứa trẻ là một chiếc máy bay, thì cha mẹ cần đảm bảo rằng những nhân sự và hệ thống "làm việc cho đứa trẻ" vẫn hoạt động đúng trật tự và vì lợi ích tốt nhất của sự phát triển.

Một khi "máy bay" của trẻ gặp sự cố ở một khía cạnh nào đó, chẳng hạn như kỷ luật lỏng lẻo, lỗi bài tập về nhà, điểm số giảm sút, căng thẳng giữa giáo viên và học sinh,... cha mẹ nên can thiệp và hợp tác với "nhân viên" khác để giải quyết vấn đề.

Vai trò 3: Người cứu hộ

Cũng giống như các kỹ sư hàng không, nhiệm vụ của lực lượng cứu hộ là giải quyết vấn đề, nhưng thiên về ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, lực lượng cứu hộ thường phải trực tiếp giải quyết vấn đề để đi đầu và tránh cho trẻ em đi chệch khỏi đường ray bình thường.

Những người cứu hộ đôi khi cần tìm đồng minh và thậm chí phải hy sinh, chẳng hạn như từ bỏ tài sản có giá trị, thực hiện những thay đổi lớn trong cuộc sống hoặc đầu tư nhiều thời gian cá nhân.

Vai trò 4: Người truyền cảm hứng

Việc học không chỉ diễn ra trong lớp học, vì vậy vai trò truyền cảm hứng của cha mẹ cũng rất quan trọng: Cho trẻ tiếp xúc với những ý tưởng mới, những điều mới, mở mang đầu óc và sử dụng trí tưởng tượng của chúng. Quan trọng hơn, người truyền cảm hứng nên giúp đứa trẻ hiểu được khả năng tương lai của chính mình, bắt đầu suy nghĩ về "kiểu người mà con muốn trở thành", thiết lập hướng giúp trẻ nỗ lực và tự định hướng cho bản thân.

Một thí nghiệm được thực hiện bởi vị giáo sư đến từ Đại học Nam California dựa trên các học sinh trung học đã chỉ ra: Những người trẻ tuổi có hình dung về tương lai càng rõ ràng thì càng nâng cao ý thức chủ động, do đó thực hiện mục tiêu tốt hơn.

Vai trò 5: Triết gia

Trên thực tế, vai trò này tồn tại khi trẻ còn rất nhỏ. Cha mẹ đóng vai trò là nhà triết học chia sẻ thế giới quan của họ với con cái, truyền cho chúng ý thức về sứ mệnh và giúp chúng tìm ra ý nghĩa, mục đích của cuộc sống.

Triết lý sống mà cha mẹ dạy cho con cái có ba ý tưởng cơ bản: Tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc, tránh nghèo đói và giúp cải thiện cuộc sống của người khác.

Vai trò 6: Hình mẫu

Cha mẹ, thông qua hành động của chính mình, chứng minh cho con cái những phẩm chất mà chúng nên phấn đấu, và truyền những phẩm chất này cho con cái thông qua ảnh hưởng chứ không phải ép buộc.

Vai trò 7: Chuyên gia đàm phán

Với vai trò là người đàm phán, cha mẹ cho con cái nhiều cơ hội để đưa ra quyết định. Cha mẹ nên giải thích rõ ràng ranh giới của mình, cho con cái được phép "mặc cả", "thỏa hiệp" trong phạm vi để tìm ra giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên. Nhưng trước đó, trẻ phải suy luận đủ.

Nguyên tắc chung là cung cấp cho trẻ quyền tự do lựa chọn, kiểm soát thời gian và hành động của mình một cách độc lập, nhưng cha mẹ vẫn luôn ở bên đồng hành, hướng dẫn.

Vai trò 8: GPS

Cha mẹ đưa ra những lời khuyên khôn ngoan, đọng lại trong tâm trí con cái, hướng con tới những mục tiêu cuộc sống đã chọn.

Những lời nói và việc làm của cha mẹ là biểu hiện cuối cùng của những gì cha mẹ làm khi thực hiện 8 vai trò này. Tất nhiên, các công thức nuôi dạy con cái nên được cá nhân hóa. Mọi đứa trẻ đều khác nhau, kể cả anh chị em trong cùng một gia đình, cha mẹ nên coi con như những cá thể độc lập, đối xử khác biệt và không ngừng điều chỉnh để tìm ra phương pháp nuôi dạy con phù hợp nhất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022