Gần đây, một bà mẹ tâm sự trong hội nhóm dành cho phụ huynh, phàn nàn về hành động của cậu con trai đến mức cô gần như muốn "phát điên". Bà mẹ nói rằng miễn là hai mẹ con ở trong cùng một không gian, đứa trẻ sẽ quấy rầy mẹ không ngừng bằng hàng trăm câu hỏi. Cả khi đi vệ sinh, cậu bé cũng đứng ngoài cửa, chỉ để hỏi mẹ về nguồn gốc của vũ trụ, hay liệu sự sống có thể mãi mãi kéo dài.

Đồng cảm với bà mẹ này, một phụ huynh khác cũng cho biết, chị rất khó chịu vì bị ồn ào suốt ngày. "Mẹ, đoán xem hôm nay con ở dưới lầu đã xảy ra chuyện gì?"; "Mẹ, mẹ nghĩ tại sao dưa hấu lại ngọt như vậy?"; "Mẹ, khi nào thì ba người bay vào không gian sẽ trở lại?"... Đứa trẻ hỏi không biết mệt, và nhất định không rời đi nếu chưa được giải đáp thỏa đáng.

photo-3-1671400963821658062786.jpg

Trẻ em nói quá nhiều khiến phụ huynh thấy rắc rối. Nhưng nếu con bạn cũng là một người hay "nói nhảm" thì xin chúc mừng, điều đó có nghĩa là đứa trẻ đang rất hạnh phúc!

01. Trẻ có nói nhiều "chuyện phiếm", nghĩa là trẻ rất vui

Điều này là do trung tâm ngôn ngữ của một người có liên quan chặt chẽ với các dây thần kinh hưng phấn của não, trẻ càng nói nhiều thì càng kích thích được việc giải phóng cảm xúc, tâm trạng tốt sẽ biểu đạt nhiều hơn. Có những đứa trẻ rất hay nói, thậm chí sau khi chán nói chuyện với bố mẹ, chúng còn tự trò chuyện với chính mình và khiến bản thân cười thành tiếng.

Nhà tâm lý học nổi tiếng ngưởi Mỹ Dale Carnegie đã nói: "Khoảng 15% thành công của một người phụ thuộc vào kỹ thuật và kiến thức, và 85% phụ thuộc vào cách diễn đạt bằng ngôn ngữ". Những đứa trẻ nói nhiều có kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ mạnh mẽ, có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách chính xác, để người khác hiểu ý nghĩa hoặc nhu cầu của chúng. Do đó, các mối quan hệ giữa các cá nhân và giao tiếp tình cảm hầu hết đều suôn sẻ hơn, cảm xúc sẽ tích cực hơn.

02. Đứa trẻ nói nhiều "chuyện phiếm", nghĩa là gia đình rất yêu thương

Một đứa trẻ hay nói chuyện thực sự là dấu hiệu của một gia đình ấm áp. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy: Càng có nhiều tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, trẻ sẽ càng nói nhiều hơn.

Nếu bạn thấy một đứa trẻ sáu, bảy tuổi đặc biệt nói nhiều thì khả năng cao là xung quanh trẻ có ít nhất hai người thân trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, không khí gia đình rất tốt và hòa thuận. Nếu trẻ rất ít nói, tránh ánh mắt khi giao tiếp không dám nhìn mọi người thì trước 3 tuổi, rất có thể xung quanh trẻ chỉ có một người chăm sóc, hoặc gia đình đầy rẫy cãi vã, xung đột. Nói cách khác, khả năng nói của trẻ phát triển như thế nào còn phụ thuộc vào việc những cảm xúc nuôi dưỡng mà trẻ nhận được trước 3 tuổi có phong phú hay không.

03. Những thông tin quan trọng bị che giấu trong những điều "vớ vẩn" của trẻ

Đứa trẻ vừa đi học về đã bắt đầu huyên thuyên không ngừng, thực sự rất dễ khiến cha mẹ mệt mỏi và sốt ruột, thậm chí muốn hét lên: "Con có im lặng đi được không!". Tuy nhiên, những la mắng của cha mẹ sẽ khiến trẻ trở nên rụt rè, tự ti, cảm xúc ngày càng chai lì.

Đừng ngăn cản mong muốn thể hiện của con bạn, hãy kiên nhẫn hơn và lắng nghe cẩn thận. Điều này có thể làm gương tốt cho trẻ và trẻ sẽ học cách lắng nghe người khác. Quan trọng nhất, có thể có rất nhiều thông tin quan trọng ẩn trong những lời nói tưởng chừng như vô dụng đó.

Một bà mẹ kể, mình sơ ý bị bỏng tay khi đang lấy nước nóng. Từ đó mỗi khi chị muốn lấy nước, con gái đều nói không ngừng: "Mẹ, mẹ đi chậm lại, cẩn thận bỏng đấy"; "Mẹ, mẹ đừng dùng tay cầm ly nước ở trên, cầm dưới đáy ly sẽ không bị nóng"; "Mẹ, mẹ có muốn con lấy nước cho mẹ không?". Nghe qua thì có vẻ đứa trẻ "lắm lời" nhưng thật ra trong đó chứa đầy tình yêu thương.

Là cha mẹ, bạn cũng nên bình tĩnh hơn, nói chuyện "vô nghĩa" nhiều hơn với con cái và thấu hiểu được cảm xúc của chúng, mối quan hệ hai bên sẽ hài hòa và cuộc sống sẽ thú vị hơn.

Một nhà tâm lý học từng cho rằng điều mà nhiều bậc cha mẹ châu Á thiếu nhất chính là khả năng nói chuyện "tầm phào" với con cái. Hãy nghiêm túc ghi nhớ từng lời nói của trẻ, để trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm, trẻ sẽ ngày càng vui vẻ hơn.

photo-2-16714009607352019508980.jpg

Tuy nhiên cần lưu ý: Nếu ngoài biểu hiện nói nhiều, trẻ còn hoạt động quá mức so với trẻ cùng lứa tuổi, chạy nhảy liên tục, kéo bàn, kéo ghế, chui vào gầm bàn, bảo xếp hàng thì lúc nào cũng nhảy tưng tưng, không chịu đứng yên..., dù đã được yêu cầu là phải ngồi yên.

Hoặc trẻ thường có cảm xúc không ổn định, dễ phát cơn cáu giận, bực tức vì những lý do không đáng kể, chỉ một kích thích nhỏ nhưng trẻ cũng phản ứng rất mạnh: đập phá đồ đạc, la hét om sòm, thậm chí là có hành vi gây gổ. Chúng không hề nhận thức được hành vì của mình là sai trái, thích làm gì thì làm, quậy phá cũng không biết thế nào là nguy hiểm, vì thế dễ bị tai nạn... Khi đó, cha mẹ cần theo dõi xem con có mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022