Theo quyết định ngày 19/9 của UBND thành phố Hà Nội, giáo viên tham gia bồi dưỡng nhằm hiểu và sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh hiệu quả hơn; cải thiện kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Thời gian tập huấn là 14 ngày, trong đó 5 ngày học lý thuyết, 5 ngày thực hành và thảo luận, còn lại dự giờ thực tế. Chương trình tập huấn gồm bốn chuyên đề, lần lượt bồi dưỡng các kỹ năng đọc, viết, nghe và nói tiếng Anh trong ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên sẽ được dự trực tiếp các giờ giảng của giáo viên nước ngoài, thực hành xây dựng giáo án dứng dụng công nghệ thông tin trong dạy tiếng Anh, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng.

-4506-1664328574.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KmvVlsgE9qUT8bavl1pnSQ

Giáo viên trường Tiểu học Đan Phượng hướng dẫn học sinh trong buổi học ngày 10/2. Ảnh: Dương Tâm

Căn cứ vào chương trình được phê duyệt, Sở Giáo dục và Đào tạo được giao phối hợp với cơ sở đào tạo có năng lực và thẩm quyền để biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Tính đến hết năm học 2021-2022, 3.649 giáo viên tiếng Anh được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xếp lớp học IELTS để nâng chuẩn. Ngoài 3.649 thầy cô được học IELTS, 1.900 giáo viên tiếng Anh khác cũng được đào tạo nâng chuẩn quốc tế. Những giáo viên tiếng Anh được tham gia nâng chuẩn đều đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, được áp dụng với bậc phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Thanh Hằng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022