Theo Tiến sĩ Hoàng Việt Hà - Giám đốc chương trình Finland Metropolia Vietnam, người trẻ ngày nay cần một mô hình học tập thực tiễn, giúp tiếp cận công nghệ mới, phát triển tư duy toàn cầu và chuẩn bị sớm hành trang nghề nghiệp.

"Giáo dục cần là một mắt xích sống trong hệ sinh thái đổi mới - nơi tri thức được chuyển hóa thành năng lực và giá trị thị trường", ông nhấn mạnh.

Metro-Giao-duc-chi-co-y-nghia-4750-9581-1751619244.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6yLx-oXAAmUubQIgyB0vCw

Tiến sĩ Hoàng Việt Hà - Giám đốc chương trình Finland Metropolia Vietnam. Ảnh: Finland Metropolia Vietnam

Theo đó, Đại học Metropolia (Phần Lan) và trường Đại học FPT, thuộc Tập đoàn FPT, triển khai Finland Metropolia Vietnam, chương trình hợp tác đào tạo quốc tế bậc đại học. Đây có thể cầu nối đưa mô hình đại học ứng dụng hàng đầu thế giới đến gần hơn với sinh viên Việt Nam với trọng tâm là đào tạo ngành công nghệ thông tin thông minh. Sau khi tốt nghiệp, người học nhận bằng Cử nhân Công nghệ quốc tế do Đại học Metropolia cấp, có giá trị toàn cầu.

Chương trình triển khai hoàn toàn tại Việt Nam, giảng dạy bằng tiếng Anh, áp dụng phương pháp đào tạo đổi mới, bám sát thực tiễn và chú trọng các ngành công nghệ theo xu hướng. Sinh viên có cơ hội thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp trong hệ sinh thái FPT, đối tác công nghệ quốc tế và cả tại Đại học Metropolia (Phần Lan).

METROPOLIA-campus-1751617967-6956-1751619244.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PbKdrZ-vo-9QZXEL9awOIw

Khuôn viên Đại học Khoa học Ứng dụng Metropolia. Ảnh: Đại học Khoa học Ứng dụng Metropolia

Phương pháp học tập tại Metropolia Vietnam dựa trên mô hình học qua dự án (project-based learning), với sự hướng dẫn từ các cố vấn (mentor) doanh nghiệp. Sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc quốc tế từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, phát triển khả năng tự học, làm việc nhóm và giao tiếp chuyên nghiệp trong môi trường toàn cầu.

Bên cạnh đó, chương trình Công dân toàn cầu (Global Citizen Education) dành riêng cho sinh viên Metropolia Vietnam được thiết kế nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh và trang bị các kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21 như tư duy phản biện, sáng tạo, tranh biện, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Để mở rộng cơ hội tiếp cận cho học sinh, chương trình triển khai Quỹ học bổng lên đến 30 tỷ đồng, dành cho các bạn đăng ký theo học hai chuyên ngành: Công nghệ phần mềm và Internet vạn vật (IoT). Học sinh có thành tích học tập tốt và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sẽ có cơ hội nhận học bổng lên đến 100% học phí chuyên ngành.

Ngoài ra, Finland Metropolia Vietnam còn mang đến lộ trình học tập linh hoạt. Sinh viên có thể lựa chọn học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc chuyển tiếp sang Phần Lan. Điều này mở ra cơ hội học tập quốc tế rộng mở, giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận nền giáo dục top 10 thế giới, không cần ra nước ngoài từ đầu.

Giáo dục Phần Lan tập trung xây dựng mô hình lấy người học làm trung tâm, khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo, thay vì đặt nặng điểm số hay kỳ thi. Sinh viên có thể tự do triển khai ý tưởng, làm việc theo dự án, tham gia giải quyết bài toán thực tế từ doanh nghiệp, từ đó, phát triển kỹ năng hợp tác, giao tiếp, thích nghi linh hoạt trong môi trường thay đổi. Mô hình này cũng đề cao học tập suốt đời, kết nối chặt chẽ giữa giáo dục và nhu cầu nhân lực của xã hội hiện đại.

Finland Metropolia Vietnam thừa hưởng và định hướng phát huy triết lý này để đào tạo nên những công dân bản lĩnh, sáng tạo, chủ động và có khả năng học tập suốt đời. Trong bối cảnh AI có thể trở thành "trợ lý cá nhân" hỗ trợ học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi, vai trò của nhà trường cần được tái định nghĩa, đại diện chương trình chia sẻ. "Trường học không chỉ còn là nơi truyền đạt kiến thức, mà phải trở thành môi trường truyền cảm hứng, phát triển năng lực cá nhân và kỹ năng thích ứng".

Bà Maija Seppälä - Đại biện lâm thời, Tham tán Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam cũng nhận định, mô hình đại học khoa học ứng dụng của Phần Lan gắn chặt đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, giúp sinh viên sớm thích nghi và nâng cao cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

Theo đó, trong mô hình này, giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn, còn sinh viên là chủ thể của quá trình học tập. Lớp học không đơn thuần là nơi tiếp nhận kiến thức, mà là không gian triển khai dự án, tương tác và trải nghiệm thực tế. Mỗi giờ học trở thành "phòng thí nghiệm" nuôi dưỡng sự trưởng thành về cả chuyên môn lẫn tư duy cá nhân.

Nhật Lệ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022