Sinh con đã là một việc khó. Nuôi dạy con cái sao cho chúng có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc càng là việc khó hơn. Đặc biệt, việc dạy dỗ con cái từ lúc còn nhỏ có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành nên tính cách cũng như con người của các bé.

Trên thực tế, mỗi người sẽ có một cách dạy con khác nhau. Tuy chúng ta không thể phán xét rằng những cách giáo dục con cái đó là tốt hay là dở, nhưng thực tế cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con mình.

Hiện nay, có một kiểu giáo dục "lệch lạc" đang dần lan rộng khiến trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề, rất nhiều cha mẹ mắc kẹt mà hoàn toàn không biết. Liệu bạn có là một trong số đó không?

photo-1-16609775462891302047664.png

Việc dạy dỗ con cái từ lúc còn nhỏ có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành tính cách cũng như con người của các bé.

Khi "giáo dục hạnh phúc" được hiểu theo một cách khác

Không ít phụ huynh rất đồng tình với triết lý "giáo dục hạnh phúc". Mục đích và điểm khởi đầu quả thực rất tốt, nhưng mô hình giáo dục này nếu không thể nắm bắt đầy đủ, chỉ học qua loa kiểu bề ngoài, có thể không đạt được hiệu quả mà ngược lại, còn mang đến những tác động tiêu cực.

Nhiều người đang hiểu nhầm khái niệm "giáo dục hạnh phúc" là cho trẻ "chơi nhiều hơn học" thay vì giúp trẻ tìm ra niềm vui và hạnh phúc ngay trong việc học tập. Những bậc cha mẹ trẻ ủng hộ "giáo dục hạnh phúc" quan niệm rằng học tập không phải là cách duy nhất để trẻ thành công. Vì vậy, nên giải phóng bản chất của trẻ, để trẻ tận hưởng thời thơ ấu cần có của mình.

Tuy nhiên, không ít những bậc cha mẹ trong quá trình học hỏi mô hình "giáo dục hạnh phúc", dần dần đi lệch, thậm chí bóp méo cốt lõi của loại hình giáo dục này; đánh tráo khái niệm, nghĩ rằng "đọc sách là vô ích", và như vậy đã trở thành một cái cớ cho trẻ em không học tập.

photo-1-1660977547156932770340.jpg

Những ảnh hưởng cụ thể mà trẻ em lớn lên trong một "nền giáo dục hạnh phúc" bị bóp méo là gì?

Không chú ý đến việc học, nghĩ rằng học tập là vô ích

Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi đang học tập chăm chỉ, những đứa con của cha mẹ "giáo dục hạnh phúc" sai lầm lại nghĩ rằng chúng không cần phải học, chỉ vui chơi cũng có thể thành công. Tâm lý này tất nhiên vô cùng đáng sợ.

Áp lực thích hợp sẽ luôn là động lực, khiến mọi người phát triển tốt và nhanh hơn. Môi trường học tập không căng thẳng quả thực rất thư giãn, nhưng một khi sự dễ dãi trở thành thói quen, ý thức cạnh tranh và khả năng chống lại căng thẳng của trẻ chắc chắn sẽ giảm sút. Cái gọi là "giáo dục hạnh phúc" chỉ có thể khiến trẻ vui trong khuôn viên trường nhưng trong phần đời còn lại, ai có thể gánh vác trách nhiệm này cho chúng?

Suy nghĩ, hành vi không bị ràng buộc, dễ dàng "vượt quá giới hạn"

Một số bậc cha mẹ nghĩ rằng "giải phóng bản chất" sẽ có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, có thể cho phép trẻ suy nghĩ vượt quá trẻ em cùng tuổi, giành chiến thắng trong vạch xuất phát. Trong thực tế, "giải phóng bản chất" không có nghĩa là không có giới hạn. Một khi trẻ em hình thành khái niệm này sẽ rất dễ dàng để bỏ qua các quy tắc, gây ra tác động và hành động tiêu cực.

Hơn nữa, những đứa trẻ được hưởng nền giáo dục này khi lớn lên sẽ chỉ biết hưởng thụ, hoàn toàn không quan tâm tới tương lai.

"Giáo dục hạnh phúc" thực sự là gì?

Khái niệm này lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà giáo dục người Anh Herbert Spencer, ông nói: "Mục đích của giáo dục không phải đáp ứng những yêu cầu cứng nhắc nhất định, mà là làm cho trẻ em trở thành một con người hạnh phúc, và quá trình học tập trẻ cũng nên được hạnh phúc".

photo-2-1660977547190131157445.jpeg

Ý nghĩa thực sự của "giáo dục hạnh phúc" không cho phép trẻ em ngừng học tập.

Ý nghĩa thực sự của "giáo dục hạnh phúc" không cho phép trẻ em ngừng học tập. Giáo viên và phụ huynh quan tâm đến việc học tập của trẻ, nhưng cũng nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần để trẻ hình thành các giá trị đúng đắn.

Áp lực trong quá trình học tập dần dần trở thành động lực, nuôi dưỡng sự tự giác của trẻ, không phải để trẻ hoàn toàn từ bỏ việc học. Kết quả của việc từ bỏ giáo dục nhất định là một bi kịch.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022