Những ngày qua, để phòng tránh dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra rất nhiều trường học cũng như Học viện, Viện, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các đơn vị trực thuộc trên cả nước đã liên tục có công văn kịp thời cho sinh viên nghỉ học, đảm bảo mục tiêu cao nhất là vì sự an toàn của học sinh và của cộng đồng. 

Theo đó, các nhà trường vẫn tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉnh nhiều biện pháp phòng chống dịch, thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường lớp và các thiết bị dạy học. Chủ động, phối hợp chặt chẽ với sở Y tế địa phương quản lý tốt sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để có giải pháp điều trị. Thậm chí trong trường hợp cần thiết cần phải cách ly, có biện pháp theo dõi, chăm sóc đặc biệt theo đúng khuyến cáo của WHO và chỉ đạo chuyên môn của ngành Y tế. 

Hiện nay, các trường học đang có những biện pháp cụ thể để phòng chống dịch Virus Corona chủng mới như sau:

1. Tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên giảm bớt các cơ hội tập trung đông người

Tính đến 16h50 ngày 8/2, 63/63 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh để phòng, chống dịch bệnh nCoV. Cụ thể, có 57 địa phương cho học sinh nghỉ thêm một tuần (10-16/2), một tỉnh cho nghỉ đến 11/2, 5 tỉnh chưa xác định ngày học sinh trở lại trường. Theo đó, trường học trong địa bàn 63 tỉnh/thành phố trên cả nước học sinh các cấp sẽ tiếp tục nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và toàn bộ học sinh ở các tỉnh này sẽ được nghỉ đến hết ngày 16/2 thay vì ngày 9/2 như thông báo trước đó.

a-1581429807006111243547.jpg

Đến ngày 11/2, một số trường ĐH vừa thông báo cho toàn thể sinh viên, học viên tiếp tục nghỉ học đến sau ngày 16/2 để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

2. Tuyên truyền, hướng dẫn đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân đúng cách

Trường học đã có các biện pháp phòng chống dịch cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi tới khu vực tập trung đông người hoặc khi tiếp xúc với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ nơi công cộng. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.

b-15814300074491497483466.jpg

Rửa tay ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng; sau khi rửa tay, tránh tiếp xúc vào khoá vòi nước, tay nắm cửa (có thể lót tay bằng một chiếc khăn giấy sạch để khoá vòi nước, hoặc để đóng/mở cửa, sau đó vứt khăn vào thùng rác).

Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế, đặc biệt một số thời điểm: sau khi ho, hắt hơi; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi tham gia các hoạt động thể chất; khi thấy tay bẩn; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

3. Mở cửa thông thoáng lớp học

Đảm bảo vệ sinh môi trường trường học: Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa số, hạn chế sử dụng điều hòa; thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn thông thường khác; đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch và xà phòng rửa tay.

anh-1-1581430058871675478364.jpg

Theo khuyến cáo của PGS.TS Lê Huy Nga - Nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng bệnh thì một trong những cách đơn giản nhất là giữ nơi ở sạch sẽ thoáng khí. Virus Corona rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím và sợ cả gió, sợ môi trường thông thoáng khí, do đó nên mở các cửa sổ, tận dụng điều kiện tự nhiên để diệt virus.

4. Phân chia giờ ăn, giải lao để tránh tập trung quá đông

Theo PGS.TS. Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, nhà trường cần tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên giảm bớt các cơ hội tập trung đông người nếu sắp tới học sinh sinh viên trở lại đi học; mở cửa thông thoáng các lớp học; nếu có điều kiện, khoảng cách giữa càng bàn học nên cách nhau từ 1,5 - 2m; các giờ ăn và giải lao phân chia như thế nào để tránh tập trung quá đông và cố gắng giữ khoảng cách như khuyến cáo trên. Đặc biệt, các trường cần phải có trang bị đủ thiết bị và dụng cụ để học sinh, sinh viên rửa tay một cách đầy đủ. 

d-15814301155571730696192.jpg

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của Lá chắn Virus Corona trên MXH Lotus có 11 bộ câu hỏi xoay quanh những chủ đề thực tế với cuộc sống giúp bạn vừa kiểm tra được kiến thức của mình, vừa bổ sung thêm rất nhiều kiến thức mới hữu ích và chuẩn xác.

Những câu trả lời trong bộ trắc nghiệm đều dựa theo khuyến cáo của WHO, Bộ Y tế và có tham vấn từ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam. Cụ thể đồng hành với bộ 11 trắc nghiệm này là 6 chuyên gia hàng đầu của Việt Nam:

+ PGS - Tiến Sĩ Đỗ Duy Cường Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia đầu ngành về dịch tễ và bệnh truyền nhiễm. Có những nhận định chuẩn xác và đáng tin cậy về tình hình dịch bệnh, được giới chuyên môn theo dõi.

+ Thạc sĩ - BS Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, người cung cấp các nhận định chuyên môn và tư vấn từ kinh nghiệm thực tế ứng phó dịch bệnh tại bệnh viện về bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới hàng đầu Việt Nam.

+ TS Nghiên cứu Ung thư Nguyễn Hồng Vũ Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia City of Hope (California, Mỹ), có hàng chục công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí Chuyên ngành Quốc tế, và được trao nhiều giải thưởng về sử dụng vi khuẩn trong điều trị ung thư. Cố vấn chuyên môn cho nhóm Ruy băng Tím - Tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam.

+ Tiến sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Kiên Cường Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh Quân đội - Viện Y học Dự phòng Quân đội Tiến sĩ chuyên ngành y học dự phòng, chuyên gia trong các lĩnh vực tư vấn về y học dự phòng, phòng chống bệnh nghề nghiệp, bệnh truyền nhiễm, bệnh do yếu tố môi trường.+ Bác sĩ Trương Hữu Khanh , Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM.

+ PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế).

photo-1-15814132958781439381357.jpg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022