Mới đây, dân mạng xôn xao vứi bài làm văn đề thi tốt nghiệp THPT 2021 của thủ khoa toàn quốc khối D14 năm 2020 Võ Lập Phúc. 10X hiện đang là sinh viên ngành Quốc tế học, trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trước đó, anh chàng ghi dấu ấn mạnh với điểm thi ĐH cao chót vót là 29.1, trong đó môn Lịch sử và môn Ngữ văn đều đạt 9.75 điểm, môn tiếng Anh là 9.6 điểm.

Theo đó, cậu bạn đã vận dụng kiến thức và sự am hiểu của mình để hoàn thành câu Nghị luận văn học chiếm 5 điểm trong đề bài. Nội dung của đề yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về 2 đoạn thơ trong tác phẩm Sóng. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

photo-1-1627020217883592956249.jpg

Sở dĩ bài văn 10 trang của Lập Phúc gây bão vì đa phần cho rằng bài văn sử dụng lối diễn đạt quá bác học, ngôn từ khá nặng nề và không phải ai cũng đủ để thẩm thấu hết trọn vẹn nội dung mà nam sinh muốn truyền tải. Ngay ở phần đầu, Lập Phúc đã mở bài bằng câu văn thể hiện rõ sự trừu tượng, triết học: "Nền tảng là một khái niệm đồng thời mang tính vật chất lẫn vi vật chất..."

Đọc nguyên văn bài làm của nam sinh TẠI ĐÂY.

photo-1-1627020289828276911692.png

Nhiều ý kiến tranh cãi không ngừng về bài làm này của nam sinh. Dưới đây là trích lược một số bình luận được sự quan tâm lớn của độc giả:

Lạm dụng kỹ thuật trong sử dụng từ ngữ và kiến thức nhưng không làm nổi bật được vấn đề cần khai mở. Nên đoạn mở quá nặng nề. Mở bài như món khai vị vậy, nó không phải "nhân vật chính" của bữa tiệc nhưng "sự hứng thú trong toàn bộ phần sau đó" có hay không đặt hoàn toàn vào nó. Mở bài này thẳng thắn mà nói là không đạt được yêu cầu tối thiểu của một mở bài.

Có lẽ anh người thường nên không cảm nhận được đây là một bài văn hay. Giọng điệu riêng không có, quá lạm dụng cách viết khoa trương, khoe chữ khiến bài viết sa đà vào kể lể dài dòng mà không làm bật lên được sự mềm mại - nữ tính trong thơ của Xuân Quỳnh. Tuy nhiên em cũng phân tích khá có ý, có vốn từ rộng. Nhưng một bài văn thế này được làm mẫu cho một bài văn điểm cao sẽ khá nguy hiểm.

Quan điểm cá nhân, bài này để một học sinh tham khảo cho bài thi THPT Quốc gia thì tôi thấy không phù hợp lắm. Các từ ngữ quá học thuật và chuyên môn, nên dừng lại ở một bài nghiên cứu thôi. Đoạn đầu đọc nghe rất ngang, càng không giống giọng văn của một học sinh cấp 3 mà như đang đọc bài thỉnh giảng văn học.

Mình vừa đọc xong bài văn, thú thực là đọc xong không hề có chút cảm xúc nào cả. Bài thơ "Sóng" của thi sĩ Xuân Quỳnh vốn đã quá nổi tiếng rồi, là bài thơ nói về nỗi nhớ nhung, yêu đương của nữ thi sĩ thôi. Đâu có cần viết dài dòng lê thê vài trang A4, đưa cả duy vật biện chứng rồi lồng cả cuộc kháng chiến của dân tộc vào làm gì. Văn là người, hãy để cho những người viết văn được tự do biểu lộ cảm xúc của mình, đừng đóng khung văn học theo những cái gạch đầu dòng như thế, nếu muốn vậy thà hãy tạo ra những robot được lập trình để viết sẽ thực tế hơn!

photo-1-16270203085481171580349.jpg

Phần mở bài của nam sinh

Không chỉ mổ xẻ, đánh giá chất lượng bài viết, nhiều dân mạng còn sử dụng nhiều ngôn ngữ, hình ảnh nặng nề, tiêu cực để nói về bài làm của nam sinh. Thái độ chỉ trích gay gắt này khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn dù bài viết không mang mục đích thi cử, lấy điểm hay nghiên cứu khoa học để mọi người phải soi xét quá kỹ càng mà thực chất chỉ phục vụ cho việc thỏa mãn niềm đam mê môn Ngữ văn của nam sinh:

photo-1-16270225823591018300899-1627022717469852516854.jpgphoto-1-16270227517092050584079-16270231285331279411535.jpg

Một số bình luận với ngôn ngữ tiêu cực

Ngược lại, một số dân mạng cũng bày tỏ sự khích lệ dành cho cậu bạn này vì sự công phu cho việc đầu tư để viết và cảm nhận:

Tư duy và cách nhìn nhận của bạn về văn học thật sự đáng ngưỡng mộ. Nó ở 1 cái trình mà nội dung bạn truyền tải rất sâu, mang nhiều khía cạnh chuyên môn khác nữa ấy. Mọi người đừng quá hà khắc với lối viết của bạn nè. Mỗi người có một thế giới quan riêng, cách cảm nhận văn học khác nhau mà!

Tôi nghĩ là đi thi viết được như vậy là vô lý. Nhưng mà nếu áp dụng một phần bài viết vô bài thi thì điểm sẽ cao. Đa số những bài điểm cao phải có từ ngữ hoa mỹ, có thêm cả những lời phê bình của những tác giả khác. Bên cạnh đó phải hội tụ cả yếu tố luận điểm rõ ràng ngay từ đầu và diễn đạt rành mạch.

Dù nội dung chưa thực sự thỏa mãn được cảm xúc người đọc nhưng không thể không công nhận bạn này có vốn từ phong phú và trải qua quá trình chăm chỉ học tập.

9-16270172849961740365695-16270220361941252525077.jpg10-16270172849181552703606-1627022036196225262536.jpg

Hai trang cuối cùng trong bài làm của Lập Phúc

Thật vậy, nếu suy xét kỹ, bài văn trên với yêu cầu "trình bày cảm nhận" thì Lập Phúc đã làm được điều này khi nói lên những suy nghĩ của chính mình về bài thơ, qua đó có chủ kiến riêng của bản thân khi nhận xét về vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh. Có thể có người sẽ có góc nhìn chung nhất, có người lại cảm nhận theo tâm tư của tác giả, có người lại muốn nhấn mạnh vào yếu tố nghệ thuật, có người lại muốn soi chiếu chính tư duy, suy nghĩ riêng của mình vào bài thơ để nêu lên cảm nhận về nó. Văn học bởi thế mà không bao giờ có khuôn khổ cho sự sáng tạo.

Thêm nữa, Lập Phúc viết bài văn dưới nền tảng tri thức của một sinh viên chuẩn bị lên năm 2, có nhiều trải nghiệm văn học hơn học sinh cấp 3 nên có cảm nhận khác biệt so với những thí sinh tham dự kỳ thi cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể, bài văn được viết ra khi anh chàng không gặp áp lực về thời gian, không gặp áp lực về điểm số hay thi cử, không phải cố uốn nắn câu chữ sao cho phù hợp với barem chấm điểm, do vậy 10X hoàn toàn thoải mái để trình bày những nhận định văn chương mang bản sắc riêng của cá nhân hoặc mang tính sâu xa, bác học và lý luận hơn.

Nếu anh chàng tham gia kỳ thi tốt nghiệp và gặp đề bài thế này, chắc chắn Lập Phúc sẽ có cách phân bổ thời gian hợp lý và triển khai hướng bài làm khác sao cho vừa kịp giờ lại đáp ứng đủ yêu cầu mà đề đưa ra, đồng thời thể hiện được cá tính của mình thông qua giọng văn.

Hiện chủ đề này vẫn được bàn tán rôm rả trên các diễn đàn MXH.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022