Đại học Thủy lợi

Ngày 20/7, Đại học Thủy lợi công bố điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ cho 31 ngành đào tạo. Điểm xét tuyển học bạ là tổng điểm trung bình ba năm THPT của các môn trong tổ hợp và điểm ưu tiên. Mức điểm giữa các ngành có sự chênh lệch khi 12 ngành chỉ lấy 18-19, còn lại đều 22 trở lên, phổ biến 24-25.

Năm nay, ba ngành lấy điểm chuẩn 25,5, mức cao nhất khi xét tuyển bằng học bạ, gồm Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán. Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đều lấy 25 điểm.

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có điểm chuẩn học bạ thấp nhất - 18,01, nhiều ngành khác chỉ nhỉnh hơn một chút là Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp (Kỹ thuật xây dựng) (18,03), Kỹ thuật tài nguyên nước (18,03), Kỹ thuật cấp thoát nước (18,04).

Điểm chuẩn xét tuyển học bạ của Đại học Thủy lợi:

Thuy-loi-1-PNG-6751-1626844541.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uCHtoUrHdD6NFCuV_dgvGA
Thuy-loi-2-PNG-3654-1626844541.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ObP5OeSmAYwYlfD64X813A

Năm nay, Đại học Thủy lợi tuyển 4.000 sinh viên, trong đó trụ sở chính Hà Nội lấy 3.500, còn lại ở phân hiệu miền Nam. Trường tuyển sinh theo ba phương thức, gồm xét tuyển thẳng (tối đa 10%), xét học bạ (30%) và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (gần 70%).

Năm ngoái, điểm chuẩn Đại học Thủy lợi dao động 15-22,75, cao nhất là ba ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Giữa tháng 7, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp giữa học bạ THPT với một trong các yếu tố: chứng chỉ quốc tế, giải học sinh giỏi, thành tích học ở trường THPT chuyên.

Cơ sở phía Bắc của trường có điểm chuẩn cao hơn ở phía Nam. Công nghệ thông tin lấy 27,44, cao nhất trong 12 ngành, sau đó là An toàn thông tin 27,21. Các ngành còn lại của cơ phía Bắc đều lấy trên 23 điểm, phổ biến mức 25-26.

Trong khi đó, điểm chuẩn của cơ sở phía Nam dao động 21-23, cao nhất là Công nghệ thông tin 24,2, xếp ngay sau là Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa 23,78.

PTIT-PNG-6076-1626844541.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GgcqjwtiV6m_mpogSCpDKw

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình THPT của ba môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên. Thí sinh được công nhận trúng tuyển chính thức khi đỗ tốt nghiệp THPT.

Năm học 2021-2022, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển 3.500 sinh viên cho 12 ngành, trong đó mở hai ngành mới là Công nghệ tài chính, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

Trường áp dụng ba phương thức tuyển sinh, gồm tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không giới hạn chỉ tiêu), căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 (chiếm 80-85%) và xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của học viện (khoảng 15-20%).

Năm ngoái, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông lấy điểm chuẩn 20-26,65 ở hai cơ sở.

Học viện Chính sách và Phát triển

Đến 13/7, Học viện Chính sách và Phát triển đã hai lần công bố điểm trúng tuyển học bạ. Trong đợt 1, hai ngành Kinh tế quốc tế và Quản trị kinh doanh lấy điểm chuẩn cao nhất - 25,5, các ngành còn lại phổ biến mức 24-25, duy nhất Quản lý Nhà nước 21,9.

Ở đợt hai, điểm chuẩn các ngành đều tăng 0,6-1,5 điểm. Hai ngành lấy điểm cao nhất ở đợt 1 tiếp tục giữ vị trí trong đợt 2 với 27 điểm. Cũng trong đợt này, không ngành nào lấy điểm chuẩn dưới 24.

Điểm chuẩn học bạ đợt 1:

CSPT1-PNG-3152-1626844541.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PEFbPggG2VsJkxGAGBbT6Q

Điểm chuẩn học bạ đợt 2:

CSPT2-PNG-4954-1626844541.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Iy2oCAcdRDQmaRc2u1v6IA

Điểm xét tuyển của đợt 1 là tổng điểm trung bình 3 kỳ học (cả năm lớp 11 và kỳ I lớp 12), mỗi môn phải từ 7 trở lên. Còn ở đợt 2, điểm xét tuyển được tính từ tổng điểm trung bình lớp 12 của các môn trong tổ hợp.

Năm nay, Học viện Chính sách và Phát triển tuyển 1.200 sinh viên. Năm 2020, điểm chuẩn của trườngdao động 18,25-22,75.

Thanh Hằng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022