1. Tận dụng nguồn tài nguyên tại trường học
Các trường đại học cung cấp nhiều nguồn lực để giúp sinh viên có điều kiện phát huy học tập tốt nhất, đáp ứng các hoạt động ngoại khóa và những kĩ năng nghề nghiệp tương lai. Vào cuối học kỳ đầu tiên, sinh viên nên làm quen với ba khu vực chính của trường (nếu có): thư viện, trung tâm hỗ trợ học tập, và trung tâm dịch vụ sự nghiệp.
Chẳng hạn như địa điểm phổ biến nhất là thư viện, đây là một trong những địa điểm lý tưởng để sinh viên có thể học tập hoặc tìm kiếm tài liệu. Không gian yên tĩnh, đầy đủ bàn ghế, điều kiện ánh sáng cũng như một số giáo trình bạn có thể tìm thấy tại đây. Bên cạnh đó, nhiều thư viện có wifi, máy tính bạn có thể truy cập khi cần thiết mà không mất phí gì cả, thật tuyệt nhỉ?
2. Biết đâu là lựa chọn cần được ưu tiên
Luôn tạo được cho mình một lịch trình phù hợp, cân bằng được việc học và giải trí là một trong những điều sinh viên xuất sắc làm được. Xác định được sự ưu tiên số 1 khi còn ngồi giảng đường, sinh viên sẽ nghiêm túc, tuân thủ với lịch trình đã đặt ra và đặc biệt không trì hoãn nó. Chỉ như thế, công việc vẫn hoàn thành, không rơi vào tình trạng "nước đến chân mới nhảy". Và tất nhiên, kết thúc việc ôn luyện sớm, bạn vẫn có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí...
3. Hãy tham gia đầy đủ các lớp học
Nếu bạn muốn kết quả học tập tốt, điều quan trọng là bạn phải tham gia đầy đủ các lớp học. Đừng vì những lý do không đáng mà tự cho phép mình cúp tiết bởi điều này khiến bạn có thể mất đi những kiến thức quan trọng và hậu quả là những kì thi với điểm số lẹt đẹt, những lần thi lại… không những tốn thời gian mà còn mất chi phí thi lại.Đặc biệt, đại học không giống như trung học, các giảng viên không thể sát sao đến từng sinh viên - bạn vẫn nên chủ động trong học tập là tốt nhất.
4. Tăng cường mối quan hệ với các giảng viên
Những năm tháng trên giảng đường, các giảng viên không chỉ là người cung cấp và hỗ trợ kiến thức cho bạn. Ngoài khuôn viên trường học, họ có thể giúp đỡ hoặc giới thiệu cho bạn một công việc sau khi tốt nghiệp hoặc đơn vị thực tập nào đó hay đơn giản chia sẻ những kinh nghiệm họ đã trải qua.
Nếu bạn là một sinh viên thật sự quan tâm đến trường học, nghề nghiệp và muốn mở rộng những mối quan hệ, tại sao không tạo sự kết nối với giảng viên của mình?
5. Đầu tư đúng những thứ mình thiếu và yếu
Một sinh viên giỏi luôn biết đầu tư đúng những thứ mình thiếu và yếu. Bởi vậy, những sinh viên này thường chọn các lớp học, những hoạt động ngoại khóa có thể nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng của mình. Nếu các bạn thấy ngoại ngữ của mình yếu, có thể tham gia vào các khóa học phù hợp với trình độ. Hay như vấn đề của bạn nằm ở kĩ năng mềm, bạn có thể tham gia các CLB, giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn học hỏi và phát huy hết được khả năng của mình chẳng hạn.
6. Luôn nhìn về phía trước
Sinh viên trì hoãn nghĩ về tương lai cho đến khi có bằng tốt nghiệp có thể hối tiếc vì thiếu tầm nhìn xa trong thời gian ở trường. Bạn có thể tìm những mục tiêu của mình ngay khi đang là sinh viên. Chỉ như vậy, bạn mơi luôn nhìn vào bản thân và xem xét, rằng mình cần làm gì, chuẩn bị ra sao nếu muốn một vị trí nào đó trong tương lai. Điều này giúp bạn có động lực học tập, năng cao kiến thức cũng như kĩ năng mềm.