ngay-xua-ngay-xua-17142723483341260094024.jpg

Chương trình Ngày xửa ngày xưa 35 ra rạp sớm với suất đầu tiên lúc 16h ngày 30-4 tại Nhà hát Bến Thành - Ảnh: LINH ĐOAN

Từ đó những giai đoạn lịch sử hào hùng dân tộc được kể qua bài hát: Bài ca không quên, Bài ca thống nhất, Tiếng hát từ thành phố mang tên Người, Một vòng Việt Nam.

Các ca sĩ Ngọc Mai, Đức Tuấn, Lê Anh Tuấn, nhóm Lạc Việt, Sen Việt tham gia biểu diễn.

Lúc 21h ngày 30-4 trên HTV9 truyền hình trực tiếp bắn pháo hoa nghệ thuật, tiếp theo đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế lao động.

Rạp phim có gì?

Dịp lễ 30-4 và 1-5 khán giả yêu phim sẽ được "chiêu đãi" bữa tiệc điện ảnh thịnh soạn với đa dạng các thể loại như hài, tình cảm, kinh dị, hành động... Hai phim Việt đang chiếu dịp nghỉ lễ này là Lật mặt 7: Một điều ước Cái giá của hạnh phúc.

Ngoài hai phim Việt, khán giả ra rạp vẫn có nhiều lựa chọn khác để phù hợp hơn với "gu" phim của mình. Đó là Vây hãm: Kẻ trừng phạt sẽ là lựa chọn phù hợp cho khán giả yêu thích phim hành động, máu lửa với sự xuất hiện của "đả nam" nổi tiếng bậc nhất xứ Hàn - Ma Dong Seok, kể về hành trình một "siêu cảnh sát" đối đầu với tội phạm.

Người yêu thích thể loại kinh dị có thể chọn xem Tà khúc triệu vong, phim lấy đề tài kinh dị, siêu nhiên tương tự bom tấn Exhuma: Quật mộ trùng ma tháng trước. Gia đình có khán giả nhỏ tuổi nên chọn phim hoạt hình vui nhộn như Gấu béo tung chưởng hay Mèo mập mang 10 mạng.

gau-beo-tung-chuong-1714272407243632635295.jpg

Gấu béo tung chưởng là một trong số các lựa chọn cho cả gia đình ngoài rạp mùa lễ này

Rộn ràng xiếc và sân khấu

Gala Xiếc và ảo thuật ba miền trở lại với công chúng thủ đô từ 27-4 tới 1-5 tại 67-69 Trần Nhân Tông. Chương trình do NSND Tống Toàn Thắng viết kịch bản và dàn dựng, với nhiều màn biểu diễn phong phú như xiếc leo cột, xiếc trâu, xiếc lợn, múa rồng, múa sen, xiếc "đám cưới đê", ảo thuật, hề xiếc...

Năm nay nghỉ lễ dài ngày, sàn diễn TP.HCM chuẩn bị nhiều chương trình phục vụ khán giả. Ngày xửa ngày xưa 35 với vở Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad: Huyền thoại mắt thần năm nay hẹn sớm với khán giả nhí từ suất 16h ngày 30-4.

Trong hai ngày 30-4 và 1-5, vở sẽ diễn bốn suất (lúc 16h và 20h).

Nhà hát nghệ thuật Phương Nam cũng chọn dịp lễ để giới thiệu đến các bé chương trình xiếc mang tên rất mềm mại Ầu ơ (tác giả: Nguyễn Thanh Phương, đạo diễn: Phi Sơn, Bích Liên, Công Nguyễn).

Trong dịp lễ, nhà hát biểu diễn chương trình tại rạp xiếc công viên Gia Định (đường Hoàng Minh Giám, quận Gò Vấp) với tám suất từ 27-4 đến 1-5 vào lúc 19h30. Riêng 28, 29 và 30-4 tăng cường thêm suất 17h.

Vở kịch xiếc Cha Rồng mẹ Tiên tại sân khấu Dế Mèn của Công viên văn hóa Đầm Sen cũng diễn lúc 13h30 chủ nhật hằng tuần.

Vở cải lương Người ven đô của sân khấu cải lương mới Đại Việt sẽ công diễn tối 27-4 tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Nhà hát kịch Idecaf có 1 suất diễn lớn vào ngày 28-4 tại Nhà hát Thanh Niên với vở kịch lịch sử Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử.

Nhà hát Thanh Niên diễn các vở Đại hội yêu quái - 7 con yêu nhền nhện, Lạc lối ở Bangkok. Sân khấu kịch Thiên Đăng diễn vở Lộ hàng Cô giáo Duyên.

Sân khấu Thế Giới Trẻ diễn Ở đây ai tỉnh, Tâm ma, Tình kỹ nữ, Nghiệp quật, Hồn ma cô đào hát. Sân khấu kịch Hồng Vân diễn Bông cánh cò, Hậu cung ngoại truyện, Quả tim máu, Người vợ ma. Sân khấu Trương Hùng Minh có vở Truy lùng thái tử Dâu ngọt.

Sân khấu Hoàng Thái Thanh tiếp tục với Lạc ở đáy sôngLồng sắt. Nhà hát kịch 5B diễn vở Bến lửa lòng, Tình lá diêu bông, Đại náo long cungThế giới đồ chơi - Câu chuyện cậu bé rồng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022