base64-16976336603351804193246.png

Tin giả liên quan đến phim "Đất rừng phương Nam" lan nhanh chóng mặt trên TikTok - Ảnh chụp màn hình

Ông Vi Kiến Thành không nói "xuyên tạc lịch sử là chấp nhận được"

Hiện trên mạng, một số hội, nhóm, Facebooker, TikToker đang lan truyền thông tin "Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho rằng những xuyên tạc lịch sử trong phim Đất rừng phương Nam là chấp nhận được vì đây là bộ phim hư cấu".

Đồng thời, trên Facebook và TikTok, thông tin "báo đài Trung Quốc đăng bài về phim Đất rừng phương Nam và cảm ơn Việt Nam khi đã làm bộ phim về họ những năm 1920" cũng được truyền đi với một tốc độ chóng mặt, đặc biệt trên TikTok, nhận về lượng tương tác khủng.

Trả lời Tuổi Trẻ Online vào tối 18-10, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành nói: "Tôi chưa bao giờ phát ngôn như vậy".

base64-1697633706039600946795.png

Hàng loạt tin giả liên quan đến phim "Đất rừng phương Nam" tràn ngập trên mạng xã hội - Ảnh chụp màn hình

Không có báo Trung Quốc nào cảm ơn Việt Nam

Khi thông tin "báo Trung Quốc cảm ơn Việt Nam làm phim về Trung Quốc những năm 1920" xôn xao trên mạng xã hội, chị Nguyễn Thị Thu Trang (đang công tác tại Bệnh viện TP Vinh, Nghệ An) - từng có 6 năm học y học cổ truyền ở Trung Quốc - lục tung các trang báo chính thống bên Trung Quốc để kiểm tra.

"Thông tin đã được chỉnh sửa, cắt ghép. Không có một tờ báo nào đăng tải thông tin đó. Người dân nên cẩn trọng với những tin giả được lập ra với mục đích câu view bất chấp như vậy", Nguyễn Thu Trang nói.

Trước đó, một số hội nhóm và fanpage mạng xã hội lan truyền tin đồn "Ban Tuyên giáo Trung ương thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu nhà sản xuất phim ĐRPN (được nhiều người cho là viết tắt của Đất rừng phương Nam) chỉnh sửa các nội dung dư luận phản ánh".

Kết quả, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết chưa hề có một văn bản nào gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tạm đình chỉ phát hành phim Đất rừng phương Nam.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022