Mộng họa sư đòi hỏi người làm nghề phải có khả năng lắng nghe và hiểu sâu sắc về tâm lý con người, cũng như có khả năng hình dung và tái tạo hình ảnh từ mô tả của người khác. Điều này không dễ dàng, bởi mỗi giấc mơ là một thế giới riêng, đôi khi rất mơ hồ và phi lý, đòi hỏi họa sư phải có trí tưởng tượng phong phú và khả năng thể hiện hình ảnh một cách sáng tạo.

Để trở thành một mộng họa sư giỏi, người ta cần có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật, tâm lý học và cả khả năng giao tiếp tốt. Các khóa học về hội họa, thiết kế đồ họa, tâm lý học có thể là bước khởi đầu tốt. Tuy nhiên, sự độc đáo của nghề này không chỉ nằm ở kỹ năng, mà còn ở cảm nhận và cách thức chuyển tải những hình ảnh tưởng tượng thành tác phẩm nghệ thuật.

Mộng họa sư có thể làm việc trong các lĩnh vực như tư vấn tâm lý, nghệ thuật liệu pháp hoặc thậm chí là làm việc tự do, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật theo yêu cầu của khách hàng. Công việc này không chỉ mang lại niềm vui sáng tạo mà còn giúp họa sư hiểu sâu hơn về bản thân và tâm hồn con người.

145862695932121100a700xh-1721891408689376712043.jpg145862799835436300a700xh-17218914086902065314709.jpg
145862705869334800a700xh-1721891408690751947827.jpg145862719779004600a700xh-1721891408690670863242.jpg

Những bức tranh được vẽ từ giấc mơ của họa sĩ Lý Dương (Trung Quốc).

Mộng họa sư - Họa sĩ theo đuổi sự chữa lành

Họa sĩ vẽ giấc mơ là một ngách tương đối nhỏ trong việc theo đuổi đam mê vẽ, công việc chính của họ là giúp mọi người ghi lại và giải thích giấc mơ, giúp họ hiểu rõ hơn về thế giới nội tâm và trạng thái cảm xúc của mình. Việc vẽ lại giấc mơ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ.

Từ góc độ tâm lý, mộng họa sư (họa sĩ vẽ giấc mơ hay dream painter) chủ yếu giúp mọi người ghi lại và giải thích giấc mơ của họ, đồng thời giúp họ khám phá những cảm xúc và trạng thái tâm lý đằng sau giấc mơ, để hiểu rõ hơn về thế giới nội tâm. Bằng cách này, nó giúp mọi người hiểu được tình trạng tâm lý của chính mình và giải quyết tốt hơn các vấn đề tâm lý lẫn căng thẳng.

Dưới con mắt nghệ thuật, họa sĩ giấc mơ cần có khả năng hội họa và sáng tạo nhất định. Bằng cách vẽ những cảnh và hình ảnh trong giấc mơ, họ có thể trình bày giấc mơ một cách trực quan, giúp mọi người hiểu và giải thích rõ hơn về cốt truyện cũng như ý nghĩa biểu tượng của giấc mơ. Vì vậy, người vẽ giấc mơ vừa là nhà tư vấn tâm lý, vừa là một nghệ sĩ.

Ở góc nhìn tâm linh, trong một số nền văn hóa, giấc mơ được coi là một trải nghiệm bí ẩn, là sự trao đổi, giao tiếp giữa tâm hồn và thế giới huyền bí. Là một họa sĩ vẽ giấc mơ, bạn không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng về tâm lý, nghệ thuật mà còn cần có hiểu biết tâm linh nhất định, điều này có thể giúp mọi người khám phá và hiểu rõ hơn những thông tin tâm linh cũng như ý nghĩa biểu tượng trong giấc mơ.

Mục đích của vẽ lại giấc mơ là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thế giới nội tâm và trạng thái cảm xúc của mình, giải quyết các vấn đề tâm lý và căng thẳng, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển tinh thần. Trong môi trường xã hội ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực và thách thức, công việc của những người vẽ giấc mơ là giúp mọi người hiểu rõ hơn và đương đầu với những thách thức này, đồng thời đạt được sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như một cuộc sống hạnh phúc.

Là một nghề ngách nên triển vọng phát triển hiện tại của mộng họa sư vẫn chưa rõ ràng. Khi nhu cầu về sức khỏe tinh thần của mọi người tiếp tục tăng lên, cũng như sự quan tâm mới đến văn hóa truyền thống và thế giới tâm linh, nghề họa sĩ giấc mơ có thể nhận được nhiều sự quan tâm và công nhận hơn, đồng thời cũng có thể phát triển hơn nữa. 

Lý Dương là một trong những mộng họa sư nổi tiếng ở Trung Quốc. Anh bắt đầu vẽ những giấc mơ từ năm 17 tuổi (năm 1992), tính đến nay đã 34 năm. Trong những năm này, anh đã ghi lại gần 10 nghìn giấc mơ bằng văn bản và vẽ hơn 1000 giấc mơ bằng nhiều cách khác nhau.

14586268425310400a640x364-17218863960291703150437.jpg

Họa sĩ Lý Dương.

Một số người thắc mắc tại sao Lý Dương lại làm một công việc kỳ lạ như vậy. Lý Dương cho biết: "Tôi nghĩ nếu muốn tìm ra một lý do nghe có vẻ cao siêu thì con người chúng ta thường dành 1/3 thời gian để ngủ và trung bình mỗi đêm chúng ta có 4-6 giấc mơ. 

Nhưng một số người cho rằng họ không mơ vì hầu hết chúng ta đã quên nó. Nếu bạn cộng thêm điều này, chúng ta thực sự dành 1/15 cuộc đời mình cho những giấc mơ. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa phát minh ra cái gọi là máy ảnh giấc mơ, nên tôi nghĩ việc vẽ ra những giấc mơ có thể vẫn có ý nghĩa nào đó.

Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn nhiều hơn chính là hành trình thực hiện ước mơ vẽ tranh của cá nhân tôi".

-1721886757968416782754.jpg

Những cuốn sổ mà Lý Dương dành để viết lại các giấc mơ.

Hàng năm, Lý Dương đều viết nhật ký giấc mơ vào sổ. Sau này, anh sử dụng thêm một số ứng dụng công nghệ để công việc thuận tiện hơn.

-1721886995400945008781.jpg-17218869954001759839252.jpg
-17218869954001622036680.jpg-1721886995400232742038.jpg

Lý Dương vẽ lại rất nhiều giấc mơ từ thời thơ ấu của mình.

-1721887139987146552629.jpg-17218871399881134431121.jpg
-1721887139988326364735.jpg-1721887139988183604630.jpg

Bên cạnh những giấc mơ cụ thể, rõ rệt, Lý Dương còn vẽ về những giấc mơ trừu tượng hơn.

-1721887306128824857126.jpg-1721887306128733923423.jpg
-17218873061281584988495.jpg-17218873061281533245638.jpg

Các tranh giấc mơ của Lý Dương ngày càng đa dạng về nội dung lẫn phong cách thể hiện.

Khi vẽ lại những giấc mơ trong nhiều năm, Lý Dương bắt đầu áp dụng một cách có ý thức một số phương pháp để "tăng cường năng lượng của những giấc mơ tích cực và loại bỏ năng lượng hủy diệt của những giấc mơ tiêu cực" - điều mà nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Jung gọi là "trí tưởng tượng tích cực" - bắt đầu từ những giấc mơ. Thông qua giao tiếp giấc mơ như vậy, một số cảm xúc bị kìm nén có thể được bộc lộ. 

Năm 2011, Lý Dương ra mắt bộ truyện trên Douban, nhiều người trẻ để lại tin nhắn nhờ anh vẽ lại giấc mơ của mình. Anh cho biết: "Trong xã hội đang phát triển nhanh chóng này, có trời mới biết con người đã có bao nhiêu giấc mơ khó tin nhưng đều gắn liền với thời đại. Nếu ai đó nghiên cứu, thu thập, sắp xếp và phân tích một cách có hệ thống những giấc mơ này, tôi không biết có thể giúp được bao nhiêu người thoát khỏi những nỗi buồn của họ. Hãy vận dụng sáng tạo để tạo sự gắn kết, xóa bỏ những bất ổn xã hội và kịp thời chấn chỉnh tâm lý".

Không chỉ ngày càng có nhiều người sử dụng tranh giấc mơ như một "liệu pháp xoa dịu tâm hồn" mà ngay cả những người giàu cũng ưa chuộng loại hình "di dưỡng tinh thần" này. Chẳng hạn như phú bà Đào Hỷ Nhi nổi tiếng mạng xã hội xứ Trung với 22 triệu lượt thích trên Douyin.

Giới thượng lưu săn đón

Đào Hỷ Nhi, sinh năm 1993 với chiều cao lý tưởng 1m68 và dáng người thanh thoát, nhẹ nhàng như tiên tử của cô được nhiều người yêu mến. Phú bà sinh năm 1993 vừa xinh đẹp, giàu có lại được chồng yêu thương thu hút rất nhiều fan hâm mộ.

Người theo dõi nền tảng mạng xã hội Douyin hay Weibo đều thấy được cuộc sống hạnh phúc mà bao người mơ ước của cô. Đào Hỷ Nhi sinh sống cùng nhà chồng tại một tứ hợp viện rộng 1.200m2. Ngôi biệt viện này gia đình chồng cô mua từ những năm 2000, nằm ở Greentown Peach Blossom House (Lục Thành Đào Hoa Nguyên) ở Tô Châu.

hi-em-nhin-c-6-1694071641-810-width780height520-1700129521134862649196-1700184290864-1700184291563990154218-1700188903153-1700188903219604911036-17218934474257663203.jpeg
0072wskqgy1hrd4mbqe1aj30u0140dkc-1721893456147508249680.jpg0072wskqgy1hrd4m7bwm8j30u0140jw7-17218934561931525954798.jpg

Cô cũng thực hiện các vlog về đời sống hàng ngày của mình, chia sẻ các thú vui của người giàu, chẳng hạn như may sườn xám, thuê danh ca đến nhà nghe hát, có sân goft trong nhà,... Trong kênh cá nhân của mình, Đào Hỷ Nhi cũng đã chia sẻ sự háo hức khi mời một mộng họa sư trẻ về tận nhà để vẽ lại giấc mơ của cô.

Đào Hỷ Nhi đã mô tả lại giấc mơ của mình như sau: Cô mơ thấy bối cảnh trong sân nhà, có một bé gái trên mặt nước, xung quanh màu sắc tươi sáng. Có một lần cô nằm mơ thấy con trai mình biến thành con gái. Trong khi trò chuyện, Đào Hỷ Nhi cũng chia sẻ mình mong muốn có một cô con gái.

mong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-1721894482046407507555.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-1-1721894482021251112828.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-2-17218944819931357323876.gif
mong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-3-17218944819351531411253.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-4-17218944819321737794460.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-5-17218944818861479015164.gif

Đầu tiên mộng họa sư sẽ vẽ phác thảo bằng phấn, tiếp đó sẽ phối màu để vẽ theo bố cục đã phác thảo. Trong khi chờ đợi, Đào Hỷ Nhi cũng đã làm một chiếc dreamcatcher. Dreamcatcher có nguồn gốc từ người Anh-điêng vào thế kỷ 18, ngụ ý giữ lại những giấc mơ đẹp và phước lành, đồng thời "bắt" đi những giấc mơ xấu. 

mong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-6-17218951856851346684661.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-7-1721895185674821609699.gif
mong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-8-1721895185669611590106.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-9-1721895185617610387281.gif

Sau khi mộng họa sư hoàn thành bức tranh giấc mơ, Đào Hỷ Nhi đã rất thích thú chia sẻ lại thành quả về giấc mơ đẹp của mình. Trong bức tranh có cả hình ảnh bé gái bên dưới chiếc đu quay khổng lồ, đồng thời có cả hình ảnh chiếc xe đồ chơi của con trai cô giống hệt như ngoài đời. 

mong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-11-17218951954162030454606.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-12-17218951953561718963278.gif
mong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-13-17218951953452015850796.gifmong-hoa-su-hoa-si-ve-giac-mo-14-1721895195342124973259.gif

Có lẽ đối với những người theo đuổi thế giới tinh thần cao như Đào Hỷ Nhi, việc vẽ lại giấc mơ vui vẻ sẽ mang đến cho cô nhiều năng lượng tích cực. Đó cũng là cách người giàu chi tiền cho những thú vui tưởng chừng như chẳng ai cần. Và việc chữa lành cảm xúc là một trong những khía cạnh rất thú vị mà nhiều mộng họa sư theo đuổi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022