Mỗi người đều có một chuẩn mực riêng về cái đẹp, và dù trải qua hàng ngàn năm, quan niệm thẩm mỹ cũng như cách diễn giải về cái đẹp liên tục thay đổi, nhưng sự theo đuổi vẻ đẹp vẫn luôn trường tồn.
Từ thời xa xưa, người ta đã có những tiêu chuẩn riêng về ngoại hình, và từ đó đúc kết ra nhiều câu tục ngữ liên quan đến tướng mạo. Chẳng hạn như câu: “Nam trán rộng vàng, nữ trán rộng bạc, con gái trán rộng khó tìm” đã miêu tả một đặc điểm tướng mạo được coi là tốt lành. Vậy câu nói này ám chỉ bộ phận nào trên khuôn mặt? Và tại sao lại “khó tìm”?
Trán rộng: Tướng mạo "vàng" hay "bạc"?
“Trán rộng” ở đây muốn nói đến vầng trán cao và đầy đặn. Toàn bộ câu nói muốn thể hiện rằng, người có vầng trán rộng thường được xem là tướng phú quý.
Vậy tại sao lại có sự phân biệt giữa nam và nữ? Đó là bởi vì trong xã hội phong kiến xưa, địa vị của phụ nữ tương đối thấp, vàng lại quý hơn bạc, nên mới có câu “nam phú quý là vàng, nữ phú quý là bạc”.
Từ “rộng” trong câu nói này còn có một cách giải thích khác, đó là chỉ “cằm rộng”. Vào thời cổ đại, khuôn mặt vuông vức, đầy đặn được ưa chuộng. Người ta cho rằng những người sở hữu tướng mặt này thường giàu sang phú quý, mang lại may mắn thịnh vượng cho bản thân và gia đình.
Vì sao phụ nữ trán rộng "khó tìm"?
Câu tục ngữ “Con gái trán rộng khó tìm” cũng rất dễ hiểu, nghĩa là phụ nữ có vầng trán rộng không phổ biến trong cuộc sống. Nguyên nhân cụ thể là do cấu trúc hộp sọ của phụ nữ nhỏ hơn nam giới, nên trán tự nhiên sẽ không quá rộng.
Trong xã hội xưa, việc cưới vợ là một chuyện trọng đại. Đàn ông khi chọn vợ thường tìm kiếm những người phụ nữ có tướng vượng phu ích tử. Phụ nữ trán rộng được coi là có phúc, tự nhiên trở thành đối tượng được săn đón, vì vậy càng trở nên "khan hiếm".
Câu tục ngữ này tự thân nó không sai, nhưng việc gắn liền vận may với kích thước của vầng trán thì không có cơ sở khoa học. Hơn nữa, khi đánh giá người khác, chúng ta không nên chỉ dựa vào ngoại hình. Phẩm chất, tính cách và những giá trị bên trong mới là điều chúng ta cần tìm hiểu.
(Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm)