Khủng hoảng cay đắng ở tuổi trung niên

Những ngày gần đây, từ khóa “Cao thủ 40 tuổi thạc sĩ Đại học 985 đi xin việc bị trả hồ sơ” đã trở thành xu hướng trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc. Cô Vương từng theo học cao học ở một trường Đại học 985 (những trường đại học hàng đầu Trung Quốc) khi nộp hồ sơ cho một công ty thương mại liền bị từ chối với lý do tuổi tác không phù hợp.

Người phụ nữ rất khó hiểu, hỏi ngược lại HR: “Vậy đến khi 40 tuổi, chị có tự động từ chức không?”. HR tức giận đáp trả: “Chị xin việc mà lại có thái độ như vậy. Công ty không có nhu cầu thuê thím về đâu”.

Câu chuyện này làm tôi liên tưởng đến một sinh viên tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa, đã đến tuổi trung niên nhưng liên tục gặp thất bại khi kiếm việc làm. Mức lương ông yêu cầu cũng chỉ 5.000 NDT nhưng gửi hồ sơ từ tháng 8 năm ngoái đến nay, không công ty nào phản hồi.

job-interview-illustration-1679401004151-1679401011787352198897-1679474210108-16794742103851086563936.jpg

(Ảnh minh họa)

Cuộc khủng hoảng tuổi trung niên bắt đầu khi phải tìm kiếm một công việc. Trong suy nghĩ của nhiều người, tuổi trung niên là tuổi dễ bị đào thải. Tại thời điểm mới tốt nghiệp, trình độ học vấn là một điểm cộng, nhưng đến khi tuổi cao hơn, học vấn không còn mang tính quyết định nhiều như trước.

Giáo sư Trung Quốc Shan Ren đã rút ra một kết luận gọi là "hiệu ứng 40 tuổi". Ông nhận thấy rằng những người có sự nghiệp thành công biết cách làm việc chăm chỉ khi còn trẻ, trau dồi kỹ năng chuyên sâu và ổn định giá trị ngành của họ. Tích lũy đến tuổi 40, họ sẽ đạt đến đỉnh cao cuộc đời.

Tuổi trung niên giống như một ranh giới. Có người bắt đầu phát huy năng lực, con đường ngày càng rộng mở, có người làm ăn thua lỗ, cuộc sống ngày càng khó khăn. Suy cho cùng, cơ hội hay khủng hoảng ở độ tuổi trung niên không nằm ở con số tuổi tác mà nằm ở việc liệu chúng ta có ổn định được bản thân trước tuổi 30 hay không.

Cái bẫy của sự thoải mái

Một con chuột rơi vào hũ gạo đầy ắp, ngày nào cũng no nê rồi lăn ra ngủ. Nhưng bỗng một hôm, gạo trong hũ cạn đáy, chuột thấy mình bị mắc kẹt không cách nào thoát ra được. Chúng ta cũng đều dễ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan như vậy.

depositphotos69751645-stock-illustration-beard-man-lying-on-a-1679401083363-16794010839001776384075-1679474214699-1679474214862536767833.jpg

(Ảnh minh họa)

Khi còn là phóng viên tài chính ở Bắc Kinh (Trung Quốc), tôi ngồi cùng bàn với một đồng nghiệp tốt nghiệp Đại học Nhân dân Trung Quốc. Trong quá trình tác nghiệp, tôi tích cực chạy khắp nơi để tìm kiếm thông tin. Bất cứ khi nào tôi có thời gian rảnh, tôi sẽ đọc các chính sách kinh tế, phân tích các hiện tượng và tích lũy tài liệu,kiến thức hỗ trợ cho quá trình phỏng vấn, viết bài.

Đồng nghiệp của tôi làm một ngày, nghỉ một ngày, nhàn nhã vừa uống trà vừa đọc báo, viết bài cũng qua loa không tốn giọt mồ hôi nào. Khi tôi lên chức, anh ấy vẫn ngồi tại chỗ cũ, sống cuộc sống không khác trước. Tôi nghỉ việc trong tòa soạn báo in để đi tìm cơ hội mới khi đã tích lũy đủ sự nhanh nhạy trong ngành truyền thông, đồng nghiệp của tôi dù tốt nghiệp trường danh giá lại vẫn ngồi ở vị trí năm nào, lo cuộc sống từng ngày.

Tôi thường lấy ví dụ này kể lại cho các đồng nghiệp trẻ, bởi cuộc khủng hoảng tuổi trung niên 35 tuổi của bạn bắt nguồn từ sự thỏa mãn của tuổi 25.

man-moving-clock-arrows-managing-time74855-10894-1679401109012-16794011095632109175360-1679474217567-16794742177431228135539.jpg

(Ảnh minh họa)

Học giả người Mỹ Steven Hull từng đưa ra một khái niệm có tên là thương số thời gian. Nó phản ánh thái độ của một người đối với thời gian và khả năng sử dụng thời gian để tạo ra giá trị. Người có thương số cao không chỉ có thể tận dụng tốt nhất thời gian hiện tại mà còn có kế hoạch dài hạn cho tương lai.

Tôi từng đọc được câu nói của một nhà văn Trung Quốc: “Những người không gặp khủng hoảng tuổi trung niên, đó là bởi khi còn trẻ, họ cảnh giác với khủng hoảng từng phút”. Hạnh phúc và sự ổn định ở tuổi trung niên khả năng rất cao phụ thuộc vào cách bạn tận dụng thời gian khi còn trẻ.

Đóa hoa cuộc đời ở tuổi trung niên sẽ nở với tỷ lệ thuận với nỗ lực trước 30 tuổi của bạn.

Cần chuẩn bị gì trước tuổi 30 để không chật vật tuổi trung niên?

1. Năng lực chuyên môn

Một blogger trên mạng xã hội Zhihu là lập trình viên cấp dưới “làng nhàng” của một nhà máy lớn. Nhiều năm trôi qua, công việc thăng trầm, cuộc sống của anh cũng chẳng khấm khá hơn là bao. Bỗng một ngày, đàn anh trong công ty gợi ý anh nên học sâu thêm về cơ sở dữ liệu, chỉ mất 5 năm có thể trở thành chuyên gia.

Blogger như bừng tình, bắt đầu nghiên cứu những kiến thức liên quan trong lĩnh vực này một cách háo hức. Ngoài giờ làm việc, anh dành thời gian đọc tài liệu, lái xe đến thành phố khác để nghe bài giảng chuyên gia, xin lời khuyên từ các tên tuổi lớn trong ngành một cách khiêm tốn

csd-222-t1illustrationrefresh-5-signs-of-a-toxic-work-culture-v4a-1679401191815-16794011923971182784755-1679474220694-167947422084082875962.png

(Ảnh minh họa)

Kết quả là anh chỉ mất 3 năm để hoàn thành “kế hoạch 5 năm”, trở thành một chuyên gia trong ngành như anh khi bước vào độ tuổi 30  và mức lương tăng gấp nhiều lần. Khi bạn sở hữu năng lực cốt lõi, bất kể bạn ở ngành nào, bạn sẽ luôn có chỗ đứng.

2. Sở hữu mạng lưới mối quan hệ chuyên nghiệp

Một HR nổi tiếng đã từng nêu quan điểm: “Nếu ở tuổi 35, bạn vẫn đang tìm việc bằng cách nộp hồ sơ, điều đó cho thấy hai điểm: Một là bạn chưa vững vàng trong lĩnh vực chuyên môn của mình, hai là bạn chưa quản lý tốt các mối liên hệ nghề nghiệp”.

Cùng là thất nghiệp hay thôi việc, có người chỉ cần gọi điện là nhận việc mới ngay, có người vẫn phải “rải” CV cạnh tranh với những ứng viên trẻ hơn cả 10, thậm chí 20 tuổi. Trong thời đại này, càng có nhiều mối quan hệ chất lượng bạn càng dễ nhận sự hỗ trợ khi cần thiết. Mạng lưới quan hệ càng rộng, con đường bạn đi càng thênh thang.

3. Ổn định lĩnh vực nghề nghiệp

Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát trong 25 năm đối với sinh viên tốt nghiệp và rút ra kết luận: Những người nỗ lực không ngừng theo một hướng nhất định hầu hết đều trở thành những người thành công trong mọi tầng lớp xã hội; Những người không thường xuyên chuyển hướng trở thành chuyên gia trong các ngành và lĩnh vực khác nhau, hầu hết sống trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu. 

Còn những người không có mục tiêu và thường xuyên thay đổi ngành nghề có sự nghiệp và cuộc sống không mấy khả quan, thường phàn nàn về người khác và xã hội. Nhiều người thường chỉ biết “nhìn núi này trông núi nọ” , thay đổi liên tục công việc thường khó đạt được thành tựu đáng kể.

6367ddae0001036647f6825a6259f84c7c5e5651616e914adeepwork-1679401226668-1679401227250165374692-1679474223964-16794742241431614645141.png

(Ảnh minh họa)

Hãy sớm tìm kiếm lĩnh vực thế mạnh của bạn, bước từng bước như leo bậc thang chăm chỉ và đúng cách sẽ đưa bạn chinh phục mọi đỉnh cao. Khi chúng ta biết âm thầm tích lũy và lên kế hoạch, bạn sẽ dễ dàng hơn trên nửa con dốc sau của cuộc đời.

*Bài viết của tác giả Ciyu, một cựu phóng viên tài chính đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022