Dưới đây là bài chia sẻ của người dùng trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và chia sẻ kiến thức):

Tôi từng làm việc trong một tổ chức phúc lợi cộng đồng. Có lần, tôi và đồng nghiệp được điều đi tác nghiệp đến một viện dưỡng lão để kiểm tra cách người ta sử dụng phúc lợi và quỹ từ thiện như thế nào cho các cụ già.

Vì xuất hiện đột ngột nên cũng nhờ vậy mà có thể nhìn thấy những gì chân thật nhất bên trong viện dưỡng lão.

Lần thăm hỏi ấy cũng là trải nghiệm sâu sắc nhất trong quãng thời gian làm việc của tôi.

Để tránh trường hợp người ta sắp xếp trước, tôi và đồng nghiệp vừa xuống xe liền chia nhau ra các khu để nắm bắt tình hình.

Các cụ ông cụ bà ở phòng nào, nằm giường nào đều được thống kê đầy đủ. Tôi chỉ có việc đi đến những đối tượng mà tôi được phân công mà thôi.

Trong căn phòng ấy có hai cụ bà. Nhìn rồi mới biết, viện dưỡng lão này quả thật rất khá, điều kiện vệ sinh đạt chuẩn, chuyện ăn uống cũng được đảm bảo.

Các cụ bà mặc quần áo chỉnh tề, đầu tóc và móng tay được chỉnh lý gọn gàng, chăn gối đều sạch sẽ. Có thể thấy, các nhân viên của viện dưỡng lão này rất có tâm với người lớn tuổi.

551eee9e2219c6aadd9e6528dcc960f3-17090222691471034405168-1709032908974-1709032911030343365966.jpg

Tôi lấy giấy bút, bắt đầu thăm hỏi một vài cụ ông cụ bà, cũng cho họ cơ hội để đóng góp ý kiến đối với cung cách làm việc của viện dưỡng lão này.

Cụ bà đầu tiên tôi hỏi thăm gây ấn tượng với hình ảnh đọc sách dưới ánh nắng chiếu qua khung cửa sổ. Cụ bà họ Hòa, cách bà nói cho tôi nhận biết cách viết họ của mình rất tinh tế và có học thức. Thời gian nói với với cụ bà này không nhiều, nhưng cái nét học giả sâu sắc của bà khiến tôi nhớ mãi không quên.

Chuẩn bị sang phòng kế bên, cụ Hòa đã nhắc nhở tôi rằng: “Tốt nhất cô đừng đi qua phòng đấy. Bà ấy rất hung, có thể đánh cô”.

  • avatar1708873452046-17088734525941600763691.png

    Người sau 50, tuổi tác không đáng lo, mà là cuộc sống hữu hạn: Sau nghỉ hưu có cơ hội bắt đầu 1 cuộc đời mới

Quả nhiên, khi tôi vào phòng, cụ bà đã lớn tiếng mắng tôi bằng giọng địa phương, tính tình không hiền một chút nào. Càng hỏi thăm, bà càng mất bình tĩnh. Bà lớn tiếng đến mức các y tá phải vào giúp đỡ, viện trưởng cũng xuất hiện khuyên can.

Khuyên không thành, viện trưởng chỉ đành nói: “Bà ấy là vậy, tốt nhất đừng tiếp cận. Nếu muốn biết về tình hình của bà, hãy hỏi tôi”.

Thì ra cụ bà này có 2 con trai và 1 con gái, tháng này đến lượt cô con gái vào viện thăm bà.

“Cũng vì có nhiều con mà không được nhờ, lại phải vào viện dưỡng lão nên bà mới tức giận như vậy. Ngày nào cũng đòi về nhà, nhưng bà làm gì còn nhà để về? Nếu cô muốn liên lạc với người nhà của bà, hãy gọi điện thoại cho cô con gái, hai người con trai kia có lẽ sẽ không trả lời cô bất kỳ vấn đề nào đâu”, viện trưởng nói với tôi.

Viện trưởng lại nói tiếp về cụ bà họ Hòa: “Bà Hòa thì khác, bà không có con, chồng mất rồi bà liền bán đi căn nhà, tự đến sống tại viện dưỡng lão. Mỗi ngày bà đều đọc sách, đi dạo, trồng hoa, có hôm còn đánh đàn tranh cho những người bạn già khác nghe”.

e0a70ffba66cdb099d41eff602b25a66-17090222691471469195508-1709032912487-17090329129631536891938.jpg

Tôi thật bất ngờ vì cụ Hòa không có con cái. Song nghĩ lại cũng đúng, nhiều khi người ta muốn lại không thể có, chuyện con cái đôi lúc cũng lực bất tòng tâm. Nhưng cũng vì không có con cái mà bà mới có thể giải quyết chuyện dưỡng già của mình suôn sẻ như vậy.

Chuyến đi thăm hỏi viện dưỡng lão này đã giúp tôi vỡ lẽ ra nhiều điều. Thì ra hạnh phúc tuổi xế chiều không liên quan đến con cái. Hạnh phúc là sự lựa chọn, đôi khi có con còn sinh ra nhiều phiền phức và phiền muộn nữa là đằng khác.

Kể từ hôm ấy, tôi nhận ra rằng phải yêu bản thân nhiều hơn, dung dị với chuyện kết hôn và sinh con. Có người đồng hành cùng mình khi về già thật sự may mắn, nhưng không có cũng chẳng sao. Chỉ sợ bản thân không có đủ sức khỏe để tận hưởng hạnh phúc mà thôi.

Do vậy, bắt đầu từ hôm nay, tôi tập trung rèn luyện sức khỏe, để ý đến cảm xúc và tâm trạng của mình hơn, tạo thành thói quen tốt. Chỉ như vậy, mới mong cuộc sống tuổi xế chiều thoải mái, an yên.

Nguồn: Zhihu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022