Thay vì cố gắng "chiến thắng" mọi cuộc tranh luận, bạn sẽ thành công hơn nếu xem các cuộc tranh luận là cơ hội để học hỏi và phát triển. Đó là suy nghĩ của Matthew Fisher, một nhà tâm lý học và giáo sư marketing tại Đại học Southern Methodist. Khi còn học tập và làm việc tại Đại học Yale năm 2016, ông đồng thời cũng nằm trong nhóm nghiên cứu về đề tài “tranh luận để học hỏi”.
Fisher nói thêm: “Bên cạnh việc thuyết phục người khác về quan điểm của bạn, sẵn sàng lắng nghe những quan điểm trái chiều và dồn tâm tư vào cuộc đối thoại có thể giúp bạn học hỏi được những điều bất ngờ”.
Trên thực tế, theo Fisher, giữ tâm trí cởi mở trong một cuộc tranh luận không chỉ giúp bạn học được những điều mới mà còn có thể giúp bạn đưa ra câu trả lời đúng và khiến người khác dễ tiếp thu quan điểm của bạn hơn.
Tư duy “cãi thắng” hay “cãi để học”?
Fisher và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp của ông trong nghiên cứu năm 2016 đã đặt ra mục tiêu xác định xem cách một người tranh luận có ảnh hưởng đến việc họ nhìn rõ bản chất của vấn đề hay không.
Nghiên cứu của Nhật kết luận: Đàn ông không hứng thú chuyện chăn gối dễ “chết yểu”, thế còn phụ nữ thì sao?
Quá trình thí nghiệm rất đơn giản: Những người tham gia sẽ tranh luận về các chủ đề nhạy cảm hoặc chủ để gây tranh cãi trong một phòng chat trực tuyến, các chủ đề có thể là LGBTQ+, các chất kích thích, phá thai hoặc game bạo lực. Một nhóm được hướng dẫn áp dụng tâm lý “tranh luận cạnh tranh”, trong khi nhóm còn lại được yêu cầu “tranh luận học hỏi”.
Trong nhóm áp dụng tâm lý cạnh tranh, họ được yêu cầu là phải lắng nghe quan điểm của độc giả nào đó, và nhiệm vụ của họ là tìm mọi cách để giành chiến thắng và “hạ gục” đối thủ. Nhóm hiền hòa là nhóm “tranh luận học hỏi” thì sẽ cố gắng học hỏi, lắng nghe càng nhiều càng tốt để hiểu đối phương và hướng tới lợi ích chung. Họ cần xem các tranh cãi như cơ hội để hiểu sâu hơn về một chủ đề nhất định, mục đích cuối không phải để giành chiến thắng mà là nạp thêm kiến thức.
Họ cần xem các tranh cãi như cơ hội để hiểu sâu hơn về một chủ đề nhất định, mục đích cuối không phải để giành chiến thắng mà là nạp thêm kiến thức.
Fisher đưa ra giả thuyết, người trong nhóm “tranh luận học hỏi” thường tin rằng không có một câu trả lời duy nhất cho cuộc tranh luận. Còn người “tranh luận cạnh tranh” thì rất cứng rắn với quan điểm của mình, thậm chí đến mức bỏ ngoài tai mọi ý kiến của người khác.
Sau khi theo dõi cuộc sống những người có quan điểm nhìn đời bằng một khối óc cởi mở, các nhà nghiên cứu nhận ra tâm lý “tranh luận học hỏi” thực sự giúp họ nhìn nhận thế giới xung quanh một cách khác biệt, dẫn đến gia tăng mức độ hạnh phúc và khả năng sáng tạo.
Tham gia tranh luận với sự cởi mở và sẵn sàng học hỏi
Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn tranh cãi với một người. Rất có thể bạn chỉ tập trung vào nội dung của cuộc tranh luận nhưng lại quên mất lý do vì sao lại tranh luận. Ví dụ, hai người tranh cãi về việc học online hay trực tiếp, mục đích chính là để cải thiện các hình thức giáo dục chứ không phải chứng minh hình thức nào “tệ” hơn hình thức nào. Nếu không tập trung vào mục đích chung, bạn dễ bỏ qua một bức tranh toàn cảnh.
Một trong những bài học quan trọng rút ra từ nghiên cứu của Fisher là việc tiếp cận các vấn đề cấp bách từ tâm lý “tranh luận để học hỏi” có thể giúp thay đổi suy nghĩ của chính bạn và người khác.
Fisher khuyên, trước khi đào sâu vào vấn đề, hãy tiếp cận cuộc thảo luận với “sự cởi mở và sẵn sàng học hỏi”, và cũng đừng quên chấp nhận rằng bản thân cũng có sai lầm. Nhờ tinh thần cầu tiến và tôn trọng của bạn, đối phương cũng sẽ nhìn ra được điểm hợp lý trong quan điểm mà bạn đưa ra. Từ đó, cuộc tranh luận sẽ hiệu quả hơn.
Bốn điều cần nhớ khi tranh luận
Trong một nghiên cứu tiếp theo cũng được công bố vào năm 2016, Fisher và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng tâm lý “tranh luận học hỏi” không tự nhiên mà có, bởi hầu hết mọi người đều có tư duy tranh luận là để giành chiến thắng.
Bo Seo, một cựu sinh viên Harvard, đồng thời cũng là nhà tranh biện vô địch thế giới, đồng tình với quan điểm của Fisher, anh khuyên mọi người nên nghĩ rằng tranh luận là để làm rõ quan điểm của riêng bạn hơn là cơ hội đánh bại người khác. Cụ thể, bạn phải “khắc cốt ghi tâm” bốn điều cơ bản sau khi tranh luận:
- Lập luận của bạn là gì?
- Tại sao lập luận của bạn lại hợp lý?
- Đã từng có ai đưa ra lập luận tương tự chưa?
- Ai sẽ quan tâm đến quan điểm của bạn?
Viễn cảnh xấu nhất trong một trận xung đột là khi một trong hai quan điểm chiếm nhiều ưu thế hoặc khi vấn đề không được giải quyết.
Tư duy “tranh luận cởi mở” có thể hữu ích trong mọi mặt cuộc sống, đặc biệt là công việc. Trong những môi trường mà người lãnh đạo không bao giờ chịu nhận sai, nhân viên sẽ không dám lên tiếng nữa, và công ty sẽ rất khó để phát triển.
Viễn cảnh xấu nhất trong một trận xung đột là khi một trong hai quan điểm chiếm nhiều ưu thế hoặc khi vấn đề không được giải quyết.