Yu Minhong, một nhà giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc, từng chia sẻ một câu chuyện trong một bài báo. Khi còn trẻ, anh sống bên sông Dương Tử và thường xem ngư dân thả lưới để đánh bắt cá. Anh phát hiện ra rằng ngư dân sử dụng lưới đánh cá lớn nhưng lại có thể bắt được ba loại cá có kích thước khá nhỏ. Anh rất thắc mắc tại sao con cá vẫn bị vướng lại dù có thể chui qua lưới dễ dàng.

Sau khi hỏi thăm xung quanh, anh được biết ba loại cá đó được gọi là cá thì, cá cơm đuôi côn Trung Quốc và cá nóc.

Con cá đầu tiên là cá thì. Loại cá này đầu nhỏ, thân to, khi chui qua lưới đánh cá, vảy của nó sẽ mắc vào lưới. Trên thực tế, chỉ cần lùi lại một chút, nó hoàn toàn có thể thoát ra. Nhưng nó sợ đau và không chịu bỏ vảy nên bị ngư dân bắt được.

Loại cá thứ hai là cá cơm. Nó có thể di chuyển tự do trong không gian nhỏ và lưới đánh cá hoàn toàn không thể bẫy được nó. Nhưng cá cơm vốn nhát gan, khi sợ hãi, nó sẽ vội vàng né tránh, vây ngược tự nhiên sẽ vướng vào lưới đánh cá.

Loại cá thứ ba là cá nóc, loài cá có ý chí mạnh mẽ và rất cáu kỉnh. Khi mắc phải lưới đánh cá và không thể bơi, bụng nó phồng lên giận dữ, trở nên tròn trịa và nổi trên mặt nước. Những ngư dân đi ngang qua chỉ cần đưa tay ra sẽ lập tức bắt được nó.

Người ta phát hiện ra rằng, thứ thực sự giết chết chúng không phải là kích thước cơ thể mà là thói quen của chúng.

Như Yu Minhong đã nói, con người cũng giống như ba loại cá này, thường bị giết chết bởi THÓI QUEN SUY NGHĨ của chính mình. Chỉ bằng cách điều chỉnh cách suy nghĩ của mình, chúng ta mới có thể giành được ưu thế trong phản ứng đầu tiên trước rắc rối. Chỉ khi có cách suy nghĩ đúng đắn trong việc xử lý mọi việc, mọi khó khăn mới có thể được giải quyết dễ dàng.

photo1673958344998-167395834511150236502-1708672127206616210254-1709280313412-1709280313816218618816.jpg

01

Tư duy cá thì

Trong lịch sử văn học Ý, có một nhà thơ trẻ có tên Felice Cavarotti. Cavarotti là người rất có tài, thơ của ông được đăng trên nhiều ấn phẩm địa phương và nhận được nhiều lời khen ngợi. Khi kỹ năng viết thơ trưởng thành hơn, ông cảm thấy mình hoàn toàn có đủ khả năng gửi bản thảo cho nhà xuất bản hàng đầu của Ý, La Venezia.

Vì vậy, ông đã cẩn thận lựa chọn một vài bài thơ yêu thích và gửi đi nhưng chúng đều bị Marcola, tổng biên tập của La Venezia, từ chối. Marcola trả lời rằng ông sẽ cần thực hiện một vài thay đổi trước khi thơ có thể được xuất bản. Bạn bè đều khuyên ông nên sửa lại, dù sao thì việc xuất bản tác phẩm ở La Venezia cũng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho sự nghiệp của ông.

Tuy nhiên, Cavarotti, khi đó là một người khá kiêu ngạo, cho rằng đây là một sự xúc phạm đối với mình và không chịu nhượng bộ. Ông ngay lập tức đáp lại Marcola bằng một lá thư với giọng thách thức.

Kết quả là Cavallotti bị Marcola đáp trả ngược trở lại, vốn là một nhà thơ trẻ đầy triển vọng, ông bỗng tự làm mất đi một cơ hội lớn chỉ vì một lý do hết sức không đâu.

Bạn có để ý rằng Cavarotti giống hệt chú cá thì không? Khi gặp điều không vừa ý, chúng không bao giờ nhượng bộ dù chỉ một chút, và cuối cùng, không còn cách nào khác ngoài bị bắt.

Cổ nhân nói: Thế giới khắc nghiệt, biết lùi đúng thời điểm là kẻ trí. Khi gặp phải những khó khăn khó giải quyết, lùi lại một bước, chờ đợi một bước ngoặt mới, cũng là một cách giải quyết của người thông minh. Sống ở đời, cần có sự linh hoạt, tiến lên khi cần thiết để không bỏ lỡ những cơ hội tốt, nhưng cũng phải rút lui khi đúng lúc để không đi đến cực đoan. Sẽ là ngốc nghếch nếu lao vào ngay cả khi bạn biết trước tình thế tuyệt vọng. 

Đôi khi nhượng bộ không phải là hèn nhát mà là sự khôn ngoan.

Khi con đường phía trước bị chặn lại, bạn cũng có thể lùi lại một bước và thường, bạn sẽ gặp được một bước ngoặt.

avatar1684751394872-1684751395211540842694-17086721266982098300582-1709280314485-1709280315347906021567.jpg

02

Tư duy cá cơm

Một nhà văn từng nói: Sống hạnh phúc không phải là quên đi những rắc rối trước mắt bằng cách trốn chạy, mà là đối mặt trực diện với vấn đề bằng cách chiến đấu đến hết mình.

Một người gặp phải một chút nguy hiểm đã muốn rút lui, người như vậy chẳng khác nào một con cá cơm. Ngay cả khi có được lợi thế, họ cũng sẽ tự đẩy mình vào những tình huống nguy hiểm hơn.

Nhà tâm lý học Li Songwei đã chia sẻ một trường hợp có thật. Vương đang học tiến sĩ, do vấn đề với luận án tốt nghiệp của mình nên việc tốt nghiệp của anh ấy bị hoãn lại hai năm.

Mỗi lần ngồi trước máy tính, anh đều cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến vấn đề luận án.

Để thoát khỏi nỗi đau của hiện thực, anh bắt đầu dành nhiều thời gian chơi game trên máy tính mỗi ngày.

Không ngờ sáu tháng sau, anh lại mắc bệnh tâm thần nặng.

Sau khi Li Songwei biết được tình hình của Vương, anh đã không kê đơn thuốc mà nói với anh: "Hãy làm những gì anh nên làm".

Dưới sự khuyên nhủ của bác sĩ, Vương bắt đầu cắn răng mở bản thảo ra, suy nghĩ và sửa lại từng chữ, từng đoạn. Hơn hai tháng sau, anh đã có bước đột phá lớn trong việc nghiên cứu luận án của mình. Những vấn đề tâm lý hành hạ anh nhiều tháng trời cũng biến mất.

Tôi từng đọc được một câu nói như này: Cố tình tránh né điều mình sợ hãi, sau cùng anh ta sẽ nhận ra rằng mình chỉ đang đi đường tắt để gặp nó.

Khi gặp khó khăn, thay vì trốn tránh, chi bằng bơi ngược dòng, đón lấy những rắc rối và giải quyết khi chúng phát sinh.

Khi Kazuo Inamori vừa tốt nghiệp đại học, ông gia nhập một công ty sắp phá sản. Công ty hoạt động không tốt nên ông phải sống trong một khu ký túc xá nhỏ, sàn nhà nứt nẻ và đầy bọ chét. Đối mặt với đề tài nghiên cứu mới nhất, các đồng nghiệp trong bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm cũng lười biếng, không có ý định làm việc.

Kazuo Inamori thấy vậy cũng có ý định nghỉ việc, ông viết thư về nhà nói về dự định nghỉ việc và muốn nộp đơn vào Hải quân.

Không ngờ sau khi anh trai biết, thay vì an ủi, anh trai lại nghiêm khắc mắng mỏ ông: Gặp vấn đề nhưng không giải quyết như vậy, em có mong có thể làm được điều mình muốn ở một nơi khác không?

Kazuo Inamori ngay lập tức tỉnh ngộ và bước vào phòng thí nghiệm. Ông bắt đầu ở đó nghiên cứu từ sáng sớm đến tối muộn, dù vất vả hay mệt mỏi đến đâu, ông cũng không bao giờ phàn nàn. Cuối cùng, ông đã nhanh chóng phát triển được một loại vật liệu gốm sứ mới và cứu được công ty, đồng thời được thăng chức làm giám đốc R&D.

Trong cuộc sống thực tế, mỗi chúng ta đều có một, hai người phải đối mặt, và hai, ba việc dù có muốn cũng không thể trốn tránh. Nhà văn Ayn Rand cho rằng, bạn có thể trốn tránh hiện thực nhưng không thể thoát khỏi hậu quả của việc làm đó.

Vì vậy, khi mọi chuyện trở nên căng thẳng và không còn nơi nào để trốn, hãy đối mặt.

Khi bạn không còn sợ hãi và không muốn trốn tránh, vấn đề thực ra đã được giải quyết một nửa.

sach5-1708508210216909324622-1709280316822-17092803171361433394219.jpg

03

Tư duy cá nóc

Liang Qiushi từng nói: "Khi tức giận, lý trí trở nên không rõ ràng, lời nói và hành động dễ vượt quá giới hạn, không phù hợp với người khác và chính mình".

Bạn thấy đấy, cá nóc là như vậy, khi có chuyện gì xảy ra, chúng tức giận và nổi giận đến mức nổi lên mặt nước mà không hề hay biết, rồi tự chuốc họa vào thân.

Chúng làm tôi nhớ đến câu chuyện của nhà văn Li Xiaoyi.

Khi còn trẻ, cô làm việc trong lĩnh vực quảng cáo. Một lần, để lập kế hoạch cho khách hàng, Li Xiaoyi đã thức nhiều đêm liền, cố gắng hoàn thành kế hoạch một cách hoàn hảo.

Kết quả sau khi đối phương cầm kế hoạch trên tay, họ chỉ liếc nhìn một cái, rồi nói hai chữ: làm lại. Trước sự khó tính của khách hàng, cô trở nên tức giận: "Yêu cầu của anh vô cùng vô lý và anh cũng cực kỳ vô lý. Đừng nghĩ là khách hàng thì muốn làm thế nào thì làm, tôi không làm nữa."

Kết quả là ngày hôm sau, ông chủ gọi cô đến văn phòng và mắng mỏ cô.

Sau khi sự việc lan rộng, những khách hàng ban đầu của Li Xiaoyi đã yêu cầu người thay thế, và cô trực tiếp rơi vào vực thẳm sự nghiệp.

Tác giả Hufland đã nói: Trong số tất cả những ảnh hưởng tiêu cực trên thế giới, ảnh hưởng có sức tàn phá lớn nhất thường là sự tức giận không kiềm chế được.

Khi một người đang nổi cơn thịnh nộ, chỉ số IQ của anh ta bằng 0, anh ta bị cơn giận chi phối, và cuối cùng, người chịu hậu quả cũng lại chính là anh ta.

Chỉ bằng cách kiểm soát tính khí nóng nảy và xử lý mọi việc một cách bình tĩnh, bạn mới có thể giải quyết tốt xung đột và hoàn thành công việc.

Khi Charlie Munger còn trẻ, có lần ông có việc phải bay tới một nơi khác để bàn việc hợp tác với khách hàng.

Nhưng khi đi qua khu vực kiểm tra an ninh sân bay, ông đã bị nhân viên chặn lại vì máy dò phát ra tiếng bíp. Munger phải kiểm tra an ninh một lần nữa nhưng sau khi thử liên tục bốn năm lần, máy dò vẫn kêu bíp. Thấy ông sắp lỡ chuyến bay, người trợ lý đi cùng vô cùng tức giận, anh ta chộp lấy hành lý và định xông qua. Nhưng Munger đã giữ lấy người thư kí và mỉm cười nói với các nhân viên: Được rồi, tôi sẽ thử lại. Phải đến hơn mười phút sau, nhân viên mới phát hiện máy dò gặp trục trặc. Lúc này, máy bay của Munger đã cất cánh và đã quá muộn để đặt chuyến bay tiếp theo.

Dù thời gian rất eo hẹp nhưng ông vẫn kiên nhẫn và tươi cười nói chuyện với nhân viên. Các nhân viên cảm thấy rất có lỗi và nhanh chóng giúp Munger đặt chuyến bay gần nhất qua kênh nội bộ.

Cuối cùng, ông đã đến nơi và đạt được sự hợp tác thành công với khách hàng.

Kẻ ngốc là những người nóng tính, người khôn ngoan kiềm chế cơn giận của mình.

Người ngốc nghếch nói năng nóng nảy khi gặp vấn đề, trong khi người khôn ngoan biết xử lý cảm xúc trước rồi mới giải quyết sự việc.

Mọi thứ trên thế giới đều phức tạp và nếu bạn bị cảm xúc lấn át, bạn sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Học cách kiểm soát được cơn nóng giận khi có chuyện xảy ra, có ổn định được cảm xúc, mới có thể làm chủ được tình hình.

imagedaidoanketvn-images-upload-linhdh-09102023-13-1707230429126713861909-1709280317736-1709280317861490889635.jpg

Nhà xã hội học Festinger nói:

10% cuộc đời được tạo thành từ những gì xảy ra với bạn và 90% còn lại được quyết định bởi phản ứng của bạn trước những gì xảy ra.

Rất nhiều khi, điều cản trở bạn không phải là sự thiếu năng lực mà là tư duy sai.

Khoảnh khắc bạn bình tĩnh khi gặp khó khăn, biết nhu hiểu cương, không trốn tránh vấn đề, sẽ không còn bất kỳ trở ngại nào có thể ngăn cản bạn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022