Kiểm soát thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Khi Quốc hội thông qua Luật Phòng chống hút thuốc lá trong gia đình và Kiểm soát thuốc lá (TCA) vào 10 năm trước, đạo luật này trao cho Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) những thẩm quyền mới, nhằm bảo vệ con người, đặc biệt là thanh thiếu niên, khỏi tác hại của việc sử dụng thuốc lá.
Luật cũng cho phép FDA thành lập Trung tâm Sản phẩm thuốc lá (CTP), với sứ mệnh giảm tỷ lệ tử vong và bệnh lý do thuốc lá gây ra.
Vào năm 2013, cơ quan FDA và viện NIH đã tài trợ 14 Trung tâm Khoa học kiểm soát thuốc lá. Trung tâm CTP đã trao thêm 9 khoản tài trợ trong năm 2018 nhằm hỗ trợ cho các nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề như độc tính của khói thuốc lá và khí hơi (aerosol), vấn đề nghiện và những tác động của việc kinh doanh sản phẩm thuốc lá.

Nghiên cứu chuỗi tác động của nicotin lên sức khỏe

Vào tháng 7.2017, FDA đã công bố một kế hoạch mang tính đột phá về việc kiểm soát thuốc lá và nicotin. Kế hoạch này kết luận một số sản phẩm cung cấp nicotin có khả năng ít gây hại hơn những sản phẩm khác, với các liệu pháp thay thế nicotin đã được phê duyệt, như miếng dán hoặc kẹo cao su, là sản phẩm thuốc lá ít độc hại nhất - và thuốc lá điếu đốt cháy là nguy hiểm nhất.
Với kế hoạch này, FDA đã đưa ra hướng tiếp cận “giảm thiểu tác hại” trong công cuộc phòng chống tác hại của thuốc lá. Tính đến nay, FDA đã cho phép kinh doanh tại thị trường Mỹ một vài dòng sản phẩm snus (loại thuốc lá ngậm, không khói ra đời từ Thụy Điển) cùng với một loại thuốc lá làm nóng đầu tiên và duy nhất.
2_wdgu.jpg
Mới đây nhất, FDA cũng đã cho phép loại thuốc lá làm nóng này được phép công bố thông tin Sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, giảm thiểu phơi nhiễm (Modified-risk tobacco product, viết tắt là MRTP). MRTP bao gồm quy trình xét duyệt 6 bước của FDA, và được sự đồng ý của 12 thành viên trong Ủy ban Cố vấn khoa học về sản phẩm thuốc lá (TPSAC). Đây cũng được xem là quyết định mang tính lịch sử. Bởi FDA đã đưa ra quyết định ngay cả khi chưa có chứng cứ dài hạn về dịch tễ học.
TS Derek Yach, cựu Giám đốc Nội các của Tổ chức Y tế thế giới WHO, và cũng là người đề xuất quan trọng cho Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO (FCTC), hiện đang là Chủ tịch của Quỹ “Vì một thế giới không khói thuốc” cho rằng, khi thiếu hụt các định hướng dựa trên sở cứ khoa học, thì các chính sách bộc phát ngắn hạn được thực hiện sẽ đi ngược lại với mục tiêu của Công ước FCTC. “Tôi hy vọng rằng những năm sau này, cộng đồng y tế công cộng sẽ có hành động theo các chính sách dựa trên sở cứ khoa học, và họ sẽ hỗ trợ lan truyền những khám phá nghiên cứu đến các nhà lâm sàng học, nhà hoạch định chính sách và công chúng”, TS Yach nhấn mạnh.
3_nfan.jpg
Được biết, thuốc lá thế hệ mới hiện đang được chính phủ nhiều nước cho phép sử dụng trong chiến lược giảm thiểu tác hại, ví dụ thuốc lá làm nóng đã có mặt trên 57 quốc gia trên thế giới bao gồm cả ở các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Thụy Sĩ,… Các chuyên gia nhận định, công bố mới nhất của FDA sẽ góp phần đáng kể thay đổi quan điểm của cơ quan lập pháp nhiều nước trên thế giới, dựa trên khía cạnh khoa học và sức khỏe cộng đồng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022