Ngày hôm đó, bạn bật hộp thư buổi sáng như thường lệ. Giữa những dòng email cập nhật nội bộ, báo cáo tháng và lời mời họp zoom, bạn nhìn thấy một dòng tiêu đề ngắn ngủi, không dấu chấm than, không biểu cảm:“[Thông báo điều chỉnh nhân sự]”.

Bạn chưa kịp mở mail, tim đã hụt một nhịp.

Trong vài phút ngắn ngủi, hàng loạt câu hỏi lướt qua đầu:Là mình à? Sao lại là mình? Mình đã làm sai gì? Có phải hôm qua mình trả lời sếp hơi gắt? Mấy tháng nay mình làm việc không đủ tốt? Còn cái dự án mình vừa hoàn thành thì sao? Có ai trong team nữa không?...Và rồi, bạn mở email đó ra – với bàn tay hơi run.

Bạn là người tiếp theo. Không cần xét lại. Không có chỗ thương lượng.

1. Cú sốc đầu tiên: Sự thật là không ai “sẵn sàng” bị sa thải

Dù bạn có đọc bao nhiêu bài viết về "nghỉ việc là cơ hội mới", dù bạn từng tự nhủ “có khi nghỉ luôn lại khỏe”, thì khoảnh khắc thật sự đối mặt với thông báo mất việc,vẫn là một cú đập mạnh vào lòng tự trọng.

Bởi công việc không chỉ là nơi bạn kiếm sống. Nó là nơi bạn định nghĩa giá trị bản thân, là mạng lưới kết nối xã hội, là guồng quay bạn đã quen thuộc suốt nhiều năm. Khi nó bị giật phăng đi trong một email ngắn ngủi, bạn không chỉ mất lương –bạn mất một phần bản dạng của mình.

Và điều đầu tiên bạn cần làm làthừa nhận cảm xúc ấy.

Bạn có quyền buồn, sốc, giận dữ, thấy bất công. Bạn có thể thấy mình vô hình, bị phản bội, hay thậm chí… xấu hổ. Không có cảm xúc nào là sai – chỉ sai nếu bạn không cho phép bản thân được cảm nhận và giải tỏa.

3iamam97-1747419120706106062848-1747419172921-17474191735351761825139-1747465804535-1747465809678502312226.jpg

Ảnh minh họa

2. Không phản ứng vội vàng – hãy tạm ngừng “phản ứng” để bắt đầu “phản chiếu”

Ngay sau khi nhận tin sa thải, điều tồi tệ nhất bạn có thể làm làvội vã nhảy lên mạng rao “tôi đang cần việc”, hoặc viết status trút giận kiểu “đúng là không có tình người”.

Hãyngưng lại một ngày. Hoặc hai. Càng ít phản ứng cảm tính, bạn càng giữ được hình ảnh chuyên nghiệp và điều đócó giá trị hơn bạn nghĩ, nhất là nếu bạn định tìm việc trong cùng ngành.

Thay vì vội vã hành động, bạn có thể:

- Viết ra cảm xúc cá nhân(nhưng không đăng lên ngay)

- Tâm sự riêng với 1–2 người thân, người bạn thật sự tin tưởng

- Đọc lại email sa thải thật kỹ, để biết rõ lý do, quyền lợi, mốc thời gian

Giữ lấy phẩm giá trong thời điểm đau đớn làmột dạng chiến thắng âm thầm nhưng sâu sắc.

3. Xử lý phần “sống còn”: Quyền lợi tài chính, BHXH, hợp đồng và... thời gian nghỉ ngơi

Sau cảm xúc là thực tế. Và thực tế không thể trì hoãn. Hãy lập tức làm 3 điều sau:

- Tính toán chính xác các khoản bạn được nhận: Lương chưa trả, bảo hiểm, hỗ trợ thôi việc, ngày phép còn lại…

- Yêu cầu xác nhận văn bản rõ ràng, hoặc nhờ phòng nhân sự hướng dẫn làm hồ sơ thất nghiệp (ở Việt Nam, người lao động được hưởng trợ cấp nếu đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên).

- Tạm ngưng chi tiêu lớn, nếu bạn chưa có quỹ dự phòng. Giai đoạn này cần sống tối giản để mua thêm thời gian chứ không chỉ mua đồ.

Đồng thời, cho bản thânít nhất 1 tuần không làm gì cả, để nghỉ thật sự. Bạn vừa rời khỏi một guồng quay. Cơ thể và tâm trí bạn cần được reset.

1iamam97-1747419120779106553587-1747419174314-17474191744161486432077-1747465810336-17474658104142100987732.jpg

Ảnh minh họa

4. Nhìn lại toàn cảnh: Có khi đây là cú hích bạn từng âm thầm mong đợi

Rất nhiều ngườichỉ dám rời khỏi một công việc độc hại sau khi bị sa thải. Nghe buồn, nhưng đó là sự thật. Và với không ít người, cú sa thải hôm nay lại là…món quà nguỵ trang.

Hãy thử hỏi mình vài câu:

- Mình có thực sự hạnh phúc trong công việc cũ không?

- Có phải mình từng muốn chuyển ngành, khởi nghiệp, học tiếp… mà không dám làm?

- Liệu đây có phải là lúc nên bước ra khỏi vùng an toàn?

Không phải ai cũng trả lời được ngay, nhưng đặt câu hỏicũng đã là bước đầu của chữa lành.

5. Sau cơn hoảng loạn là cơ hội: Bắt đầu từ những gì bạn có, chứ không phải những gì bạn mất

Đừng cố “tìm lại chính mình”.

Hãy thửxây dựng một bản thân khác – vững hơn, linh hoạt hơn, tỉnh táo hơn.

Lập một kế hoạch nhỏ:

Tuần 1: Sống chậm, nghỉ ngơi, đọc sách, viết nhật ký

Tuần 2: Cập nhật hồ sơ nghề nghiệp, CV, portfolio

Tuần 3: Bắt đầu kết nối lại với các mối quan hệ chuyên môn (nhưng không "xin việc" ngay)

Tuần 4 trở đi: Học thêm kỹ năng bạn từng trì hoãn, ứng tuyển thông minh, hoặc thử dự án cá nhân

Nhớ nhé:Không ai giỏi hơn bạn trong việc viết lại câu chuyện đời mình.

Một email có thể thay đổi cả cuộc đời – nhưng bạn mới là người quyết định nó dẫn tới đâu. Bị sa thải không bao giờ dễ dàng. Nhưngkhông ai chỉ là một dòng tên trong danh sách bị cắt giảm. Bạn sở hữu trải nghiệm, kỹ năng, cảm xúc, sự tử tế và cả những ngày mai chưa ai viết ra.

Nếu một email có thể làm bạn gục ngã trong 10 phút, thì chính bạn cũng có thể làm lại cuộc đời chỉ vớimột quyết định dũng cảm: Không để nó định nghĩa mình.

Chúc bạn đứng dậy và đi tiếp với đôi chân vững hơn, tim nhẹ hơn, và ánh mắt nhìn xa hơn cả trước kia.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022