Năm nào cũng thế cứ gần mỗi dịp lễ, Tết là hội chị em lại được dịp xúng xính váy áo đi chụp hình “sống ảo”. Không những thế với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng, những trend diện áo dài chụp ảnh, quay clip hay ho trên TikTok cũng tạo ra tâm lý fomo (hội chứng sợ bỏ lỡ) cho phần đông dân tình. Từ những địa điểm công cộng như nhà hát, quảng trường,... cho tới các quán cafe luôn trong tình trạng “quá tải” vì rất nhiều người ghé tới chụp hình.

Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện chụp ảnh cũng có tới 82 “kiếp nạn”, trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên MXH. Theo đó mới đây, nữ chính trong một đoạn clip bày tỏ sự không thoải mái khi bị nhân viên quán cafe nhắc nhở không được thay trang phục tại quán. Điều này vô tình gây ra những ý kiến trái chiều khác nhau, có người cho rằng làm dịch vụ như vậy là không tốt, người lại chọn thấu hiểu và đứng về phía người làm kinh doanh.

photo-6-17046440178541628423551-17053880952591702574134-1705392875859-1705392878646408189745.jpg

Những ngày gần Tết, 1 mét vuông có tới 20 người diện áo dài chụp hình (Ảnh minh hoạ)

Làm dịch vụ nên hoan hỉ, khách đến đông cũng là tốt cho quán

Nhiều người cho rằng, không nên quá khắt khe trong việc khách tới quán cafe chụp ảnh. Bởi thời gian gần đây, việc đến quán cafe “sống ảo” không còn quá xa lạ, thậm chí có những nơi sẵn sàng thay đổi concept, dựng khung cảnh để thu hút khách tới chụp hình. Hơn nữa, chỉ những dịp lễ, Tết như vậy mới đông đúc nên làm dịch vụ cần niềm nở, thoải mái như vậy mới giữ chân khách thường xuyên lui tới nếu đã yêu thích quán.

- “Các quán ngày càng lạ, mọi năm không sao mà giờ tự nhiên thay đồ, cầm theo máy ảnh thôi chưa làm gì đã bị nhắc nhở rồi thu phụ phí. Trong khi khách cũng tới sử dụng dịch vụ, trả tiền như bình thường mà”.

- “Không phân tích đúng sai nhưng theo mình nghĩ, những ngày này có lẽ quán nên nới lỏng quy định một chút có lẽ cũng không sao. Không nên quá cứng nhắc, như vậy thiệt cho quán vì khách sẽ cảm thấy không thoải mái và ghé lần sau”.

- “Làm dịch vụ nên hoan hỉ chứ nhỉ. Khách đến đông cũng là tốt cho quán, nếu có quy định thì nên đăng tải rõ ràng trên fanpage hoặc dựng biển không quay phim chụp ảnh, như vậy để mọi người cùng biết và ai cảm thấy không phù hợp sẽ không tới”.

- “Năm nào mình cũng thấy tranh cãi thế này. Thiết nghĩ các quán cafe bây giờ đều phải sẵn sàng phục vụ cho lượng khách tới quán để chụp hình rồi chứ. Mình thấy giờ đó như là một xu hướng luôn rồi. Còn nếu không xây dựng theo hướng đó, muốn tạo không gian thuần thư giãn, uống cafe thì cứ đề biển cấm chụp hình là được”.

a-aodai-17053880352112071595136-1705392879964-17053928802781467319594.jpg

Những quán cafe đẹp đều thu hút rất đông khách đến chụp hình (Ảnh minh hoạ)

Gọi 1 ly nước, thay 8 bộ đồ rồi ngồi vài tiếng, quán nào chịu nổi?

Trái ngược với những quan điểm bên trên, nhiều người lựa chọn đứng về phía quán cafe. Bởi không ít người từng gặp trải nghiệm không vui khi đến quán để thư giãn, trò chuyện nhưng xung quanh lại chỉ thấy các bạn tới chụp hình, đi đứng ảnh hưởng đến không gian chung. Chưa kể, việc chỉ gọi 1 - 2 ly nước nhưng ngồi mấy tiếng đồng hồ, bày biện đồ đạc trang điểm, thay quần áo chắc chắn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh của quán cafe.

- “Mọi người nên nhận định rõ ràng, đây là quán cafe chứ không phải studio chụp hình. Có thể mặc đồ sẵn tại nhà, tới chụp điện thoại nhẹ nhàng vài kiểu thì còn hợp lý. Chứ sao mang máy cơ, rồi thay mấy bộ đồ được, ảnh hưởng đến kinh doanh của họ”.

- “Các bạn vào gọi có vài cốc nước, rồi thay tới lui 8 bộ đồ, nếu làm chủ, các bạn liệu có chịu cảnh này không. Chưa kể, như vậy cũng sẽ khiến họ mất đi những lượng khách khác muốn đến quán để thưởng thức đồ uống hoặc đơn giản là ngồi chill chill thôi”.

- “Mình từng đi một quán cafe gặp các bạn chụp hình rồi. Thật sự rất khó chịu vì mọi người chọn bàn, rồi đi khắp quán chụp ảnh, khá vướng víu. Thời gian mọi người lưu trú tại quán cũng rất lâu, vài tiếng trở lên mà thấy chỉ gọi 1 cốc nước. Vậy quán được lợi gì nếu như 1 ngày toàn tiếp những vị khách như vậy?”.

- “Quy định đề ra mình thấy cũng hay, hạn chế việc các shop thời trang đến chụp hình thương mại. Nói chung, mỗi bên nên hiểu cho nhau một chút và tuân theo các quy định của quán, còn không phù hợp thì mình lựa nơi khác để tránh phiền phức”.

Những người làm chủ nói gì về tình huống này?

Hữu Quân - founder The Beginning Coffee (Hà Nội) cho hay địa điểm quán nằm gần Văn Miếu - nơi được rất nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh áo dài trong dịp gần Tết do vậy cũng có rất nhiều khách ra vào quán để thay đồ.

“Như quán mình lượng khách trong tuần không quá đông nên nếu mọi người muốn thay đồ hoặc để nhờ thì bọn mình sẵn sàng tạo điều kiện. Tuy nhiên vào cuối tuần hay khi có đông khách thì bọn mình sẽ nhắc nhở về việc bày biện đồ đạc cá nhân cũng như nhờ mọi người nói năng nhỏ nhẹ. Về phía khách, đa số là mọi người đều biết ý nhưng cũng có những khách không khéo, bày biện đồ và nói năng ồn ào. Lúc đó bọn mình sẽ đi nhắc các bạn”, Hữu Quân chia sẻ.

img4193-1705388151022718323238-1705392881390-170539288161511329898.jpg

Hữu Quân cho biết quán anh có chính sách riêng cho việc chụp hình thương mại

Đối với trường hợp chụp ảnh thương mại, Hữu Quân cho biết quán sẽ có chính sách riêng. Chẳng hạn nếu các shop thời trang hay mẫu lookbook tới chụp có thay đồ, quán sẽ tính phí theo giờ. Cụ thể, 200k cho giờ đầu tiên, các giờ tiếp theo cộng thêm 50k. Mức phí này được áp dụng cho cả điện thoại lẫn máy cơ, miễn là thay đồ chụp ảnh thương mại thì sẽ tính phí.

“Quan điểm của mình là làm sao để cả phía quán và khách hàng đều thoải mái là được, khách hài lòng còn mình thì được việc. Không cho thay đồ hay tính phí chụp cao thì không khác nào đang ép khách hàng trong khi họ đã bỏ tiền sử dụng dịch vụ, trải nghiệm trong quán. Vậy nên mình tạo điều kiện, miễn là có chính sách phù hợp, không để ảnh hưởng tới những khách hàng khác và quan trọng nhất là chính sách thế nào thì cũng nên thông báo trước cho khách biết ngay từ khi order”, Hữu Quân bày tỏ.

Vừa làm chủ vừa quản lý tại quán Basic Coffee (Chương Mỹ, Hà Nội), Hải Nam cho hay tại quán của mình thì chưa có các quy định rõ ràng trong việc chụp hình tại quán. Tuy nhiên, anh lựa chọn cách trao đổi thông tin khi cần thiết với khách hàng và thống nhất các phương án để tránh làm ảnh hưởng tới decor của quán mà cũng vẫn đảm bảo được sự thoải mái cho khách.

“Đứng trên cương vị người điều hành cũng như làm trong ngành F&B, mình thấy việc khách chỉ gọi 1 - 2 đồ uống để chụp hình Tết là điều có thể thông cảm được. Bởi mình quan niệm, mình không chỉ bán đồ uống mà còn là phục vụ, trải nghiệm của khách. Do vậy dù mua 1, hay mua nhiều thì chúng mình vẫn sẽ phục vụ như nhau. Nếu khách yêu thích phong cách và ghé tới quán chỉ để chụp hình mình cũng rất vui nhưng sẽ trao đổi thêm về một số quy định để đảm bảo không gian chung cho tất cả mọi người”, Hải Nam chia sẻ.

d4b28962-0a8c-4183-bad7-53873ce1fc9e-1705388151048378456124-1705392883154-17053928833191497932161.jpg

Hải Nam khá thoải mái khi khách tới quán dù chỉ gọi ít đồ uống nhưng nán lại chụp hình lâu

5f32ae42-8a28-44e4-8eb1-a6675fe9ed2d-1705388167043910342563-1705392883813-1705392883933210351594.jpg

Hoàng Tuấn chỉ đưa ra quy định về việc tránh gây ồn quá lớn và giữ gìn không gian chung

Cũng cùng quan điểm trên, Hoàng Tuấn (27 tuổi, chủ quán Clubhouse Cafe, Hà Nội) bày tỏ thêm: “Mỗi người sẽ có một cách thức kinh doanh khác nhau, có nơi sẽ coi việc decor là hạng mục phải chi mạnh tay để thu hút khách tới chụp hình, những nơi như vậy họ sẽ có chính sách riêng. Chẳng hạn như giới hạn thời gian hoặc thu thêm phụ phí chụp hình.

Còn đối với một số mô hình kinh doanh giống như mình, việc decor quán mang tính chất có thêm không khí cho khách khi đến quán. Việc khách chụp hình liên tục và thay nhiều trang phục với mình không phải điều gì quá khó chấp nhận. Tuy nhiên, mình cũng có lưu ý nhân viên sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự với khách trong việc không làm hỏng hay thay đổi khu vực decor của quán cũng như tránh tiếng ồn quá lớn, gây ảnh hưởng đến những vị khách khác họ có mục đích tới làm việc, trò chuyện”.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022