Mở ra lăng kính giấu kín - ngược về Hà Giang mùa lúa chín
Ở nước ta hiện nay có 16 dân tộc thiểu số rất ít người, số dân dưới 10.000, bao gồm dân tộc Brâu, Chứt, Ơ Đu, Rơ Măm, Lự, La Hủ, Mảng, Sila, Lô Lô, Ngái, Pu Péo, Cờ Lao, Bố Y, Pà Thẻn, Cống, La Ha. Sau giãn cách, trẻ con thành phố được đi học trở lại và dần quay về với nhịp sống bình thường mới, những gương mặt mừng rỡ và nụ cười trẻ thơ lan xa, ai ai cũng như được truyền thêm nguồn năng lượng tích cực, tươi sáng. Tuy nhiên, hình ảnh của trẻ em vùng cao cả trước và sau dịch lại mang đến một sự ấm áp mang màu sắc đặc trưng rất khác, gần như không hề có dấu hiệu của ảnh hưởng dịch Covid-19.
Bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc chân thực sống động của anh em Min Su Quang, em Cáo Thị Nguyệt và những đứa trẻ người dân tộc Cờ Lao lúc các em đi hái những lá trà Shan Tuyết đặc trưng, hay thay nhau cấy lúa tại Hoàng Su Phì do nhiếp ảnh gia Đinh Chí Trung thực hiện đã chạm tới trái tim của rất nhiều người xem trên mạng xã hội. Tiếp tục hành trình “100 câu chuyện trẻ em Việt Nam” của anh, bộ ảnh về dân tộc Cờ Lao tại Hà Giang đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích, chia sẻ của nhiều người.
Trẻ em Cờ Lao sau giãn cách có chút nào “lao đao”?
Qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Đinh Chí Trung, cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng cao tại Hà Giang được ghi lại một cách đầy chân thực và ấn tượng. Phần lớn trẻ em dân tộc vùng cao không thể hoàn thành hết chương trình lớp 12. Anh em Quang và Tuần chia sẻ rằng sau khi học xong lớp 9, cả hai sẽ suy xét về việc có học tiếp hay không, vì hai em là lao động chính trong gia đình. Hay Nguyệt, cô bé 13 tuổi ngày đêm thoăn thoắt cấy mạ, có mong muốn học hết lớp 12 để được trở thành một cô giáo. Nhưng nếu học tiếp lên như vậy, em sẽ phải lên huyện, vừa xa vừa không có tiền về thăm nhà. Một lý do tưởng chừng như có thể giải quyết được bằng vài chuyến xe, nhưng lại trở thành một trở ngại lớn của trẻ em vùng cao.
Dù cuộc sống không có nhiều biến động, thông qua việc học và làm việc của họ, có thể thấy, vấn đề giữ gìn vệ sinh, rửa tay sạch sẽ tại khu vực vẫn chưa được phổ biến mạnh mẽ. Đây không chỉ là vấn đề của người Cờ Lao mà những khu vực vùng cao khác cũng xảy ra tình trạng tương tự. Việc nâng cao ý thức vệ sinh cho người dân tộc thiểu số rất ít người cần được quan tâm và thực hiện trong bối cảnh phức tạp, tiềm tàng khả năng tái bùng dịch như hiện nay. Tuyên truyền giáo dục và cải thiện ý thức vệ sinh cũng là một trong những trọng điểm của chiến dịch Mùa Hè Xanh năm nay.
Ngày 28.6 vừa qua tại tỉnh Quảng Bình, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2020 với với chủ đề “Thanh niên Việt Nam sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng”. Đặc biệt năm nay Trung ương Đoàn sẽ thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện và tập trung hỗ trợ tại 16 địa bàn dân tộc thiểu số ít người.
Hoạt động trao quà cho bà con dân tộc Chứt tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình |
Shop2Give - Mua là Chia Sẻ
Khởi đầu với tinh thần tương thân tương ái, nâng cao điều kiện vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe cho người dân khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là ở vùng cao - nơi còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất và sản phẩm cung ứng, nhãn hàng Lifebuoy đồng hành cùng Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (trực thuộc Trung ương Đoàn) và nền tảng thương mại điện tử Lazada đã chính thức triển khai chương trình “Shop2Give - Mua là Chia Sẻ”.
Cụ thể, trong ngày 10.7, khi mua sắm các sản phẩm thuộc Unilever trên Lazada, với mỗi hóa đơn từ 99.000 đồng trở lên, bạn sẽ đóng góp ngay 1 sản phẩm Lifebuoy gửi đến cộng đồng 16 dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam.