"Chiều sâu tư duy quyết định tầm cao của một con người”. Cuộc sống là một hành trình gặp phải, giải quyết vấn đề. Dù bạn đang đi trên con đường đầy chông gai hay trên đồng cỏ rộng lớn, vấn đề cũng giống như con đường dưới chân bạn, càng đi càng dài.

Và số phận ẩn chứa trong cách chúng ta suy nghĩ về vấn đề. Đây 5 lối tư duy không thể thiếu trong cuộc sống, lối suy nghĩ của một người thông minh nhé.

1. Hiệu ứng lồng chim

Nhà tâm lý học James và nhà vật lý Carlson là bạn tốt của nhau. Một ngày nọ, James nói với Carlson: "Tôi sẽ khiến bạn phải nuôi một con chim”. Carlson đã lắng nghe và lúc đó cũng không để ý đến lời nói của James.

Trong vòng vài ngày, James đã tặng Carlson một chiếc lồng chim đẹp và tinh xảo như một món quà. Chẳng bao lâu sau, Carlson phát hiện ra một điều rất kỳ lạ. Bất cứ khi nào bạn bè đến nhà anh và nhìn thấy chiếc lồng chim, họ hầu như luôn hỏi anh rằng con chim đã đi đâu.

Lúc đầu, Carlson chỉ giải thích đi nói lại với bạn bè rằng anh chưa bao giờ nuôi chim và chiếc lồng chim chỉ là quà của người khác. Tuy nhiên, bạn bè vẫn liên tục hỏi những câu hỏi tương tự khiến anh khó chịu. Cuối cùng một ngày nọ, Carlson đi đến cửa hàng và mua một con chim rồi bỏ nó vào lồng chim.

556008527073539711zon-16847450083941711761642-1684757746300-16847577475671811580690-169365872896393319497-17134108492322035012262-1713415299756-1713415300783465884670.png

Đây chính là “hiệu ứng lồng chim”. "Hiệu ứng lồng chim" chỉ con người nếu ngẫu nhiên có được thứ mà mình vốn dĩ không cần, vì muốn tránh lãng phí hoặc vì những nguyên nhân khác, họ sẽ cố ý hoặc vô thức tiếp tục mua bổ sung nhiều thứ mà họ không cần khác.

Đặc điểm của hiệu ứng lồng chim là những tác động tâm lý mà nó tạo ra có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Chúng ta có thể tận dụng điều này để giúp bản thân phát triển những thói quen tốt.

Ví dụ, để tạo thói quen đọc sách, bạn hãy mua một cuốn sách, đặt ở nơi mà có nhiều người nhìn thấy. Chắc chắn, bạn sẽ thường xuyên bị hỏi: "Đã đọc cuốn sách này chưa?"; "Cuốn này như thế nào, có hay không?". Và đến một ngày, bạn sẽ ngồi xuống và đọc cuốn sách đó.

2. Luật Jidelim phát hiện ra vấn đề

Có một định luật Jidelim nổi tiếng trong khoa học quản lý: Chỉ khi nhận ra được vấn đề thì vấn đề mới có thể được giải quyết tốt.

Có một câu chuyện nổi tiếng ở Mỹ: Một ngày nọ, Steinmetz được Ford yêu cầu sửa chữa một động cơ điện. Do động cơ bị hỏng nên toàn bộ dây chuyền sản xuất ô tô bị dừng, công ty cử nhiều kỹ sư đến nhưng họ không thể làm gì được.

Steinmetz chậm rãi quan sát động cơ và mò mẫm một lúc lâu. Sau đó anh vẽ một đường ở một vị trí và nói: “Ở đây thiếu một cuộn dây”. Sau khi thay cuộn dây, động cơ lại hoạt động trở lại.

Người quản lý vui vẻ hỏi anh chi phí sửa chữa là bao nhiêu và Steinmetz trả lời: 10.000 USD. Hơn một trăm năm trước, các kỹ sư hàng đầu của Ford chỉ được trả 5 USD/tháng. Thấy vẻ mặt bối rối của người quản lý, anh ta quay lại viết một tờ tiền: một nét vẽ, 1 USD; biết vẽ ở đâu, 9999 USD. Sau này, Chủ tịch Ford không những đồng ý trả phí mà còn thuê Steinmetz với mức lương cao.

Trên thực tế, mọi kỹ sư đều biết rằng động cơ cần 20 vòng cuộn cảm, nhưng chỉ Steinmetz biết rằng một vòng bị thiếu.

photo1669967603043-16699676031761895484341-16942455175571712746916-1694251871353-16942518714382001060703-17134109146731833463220-1713415301829-17134153021021430185537.jpg

Nhiều khi chúng ta thấy người khác giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, bạn lại nói rằng tôi cũng có thể làm được. Nhưng tại sao người có vinh quang lại không phải là bạn? Albert Einstein đã đưa ra câu trả lời: "Bởi lẽ giải quyết vấn đề chẳng qua cũng chỉ là dùng vài thuật toán hoặc kinh nghiệm, còn phát hiện đề mới là điều khó khăn và quan trọng hơn".

Những người thông minh thực sự không phải là người hành động đầu tiên mà là người phát hiện ra vấn đề nhanh nhất.

3. Luật Falkland - Đợi và nắm bắt thời cơ

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Pháp Falkland từng chia sẻ: "Khi không biết hành động thế nào thì tốt nhất đứng yên, không đưa ra quyết định. Bởi bạn sẽ không biết sau đó là cơ hội hay cái bẫy".

Năm 1973, một cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra và khiến việc tiêu dùng trở nên trì trệ. Khi đó, nhiều thương hiệu cà vạt giảm sản xuất, hạ giá. Nhiều người suy đoán rằng Goldlion, một thương hiệu thời trang nam giới nổi tiếng cũng sẽ tham gia, nhưng vẫn chưa có động tĩnh gì. Ngay khi mọi người đang bồn chồn, người sáng lập của thương hiệu này lại không thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Trong thời gian này, ông vẫn im lặng quan sát. Ông nhận thấy, để kiểm soát chi phí, các mẫu mã, màu sắc cũng giảm đi, các gian hàng tại quầy cũng giảm theo. Vì vậy, ông nhân cơ hội này thuê một quầy hàng với giá rẻ và sản xuất nhiều mẫu mã đa dạng hơn. Khi nền kinh tế được phục hồi trở lại, Goldlion nhanh chóng có được lợi thế trên thị trường.

Nhà xã hội học Andy J. Sklivis từng nói: "Cứ kiên nhẫn chờ đợi, cối xay gió trước giờ không bao giờ tự chạy đi tìm gió".

Cuộc sống giống như một cối xay gió, và gió là tài sản của bạn. Tư duy của người thông minh đôi khi nằm ở chỗ, họ giỏi chờ đợi và nắm bắt thời cơ. 

7x442-15555812861011624014335-crop-15555812985961823021120-1597735558976165143957-16936591277031615298280-17134109369451204266408-1713415303308-1713415303486484644547.jpg

4. Hiệu ứng ban đầu tạo ấn tượng tốt

Hiệu ứng ban đầu còn được gọi là hiệu ứng ấn tượng đầu tiên. Nếu một người để lại ấn tượng tốt trong lần giao tiếp đầu tiên thì mọi người sẽ sẵn sàng liên hệ với người đó, và thiện chí mà ấn tượng đầu tiên để lại cũng sẽ có tác động tích cực đến những lần tương tác sau này.

Mặc dù mọi người đều biết đến hiệu ứng này, thậm chí đến mức nghe rất nhiều, nhưng nó hàm chứa một lượng phong phú các quy luật tâm lý học. Bởi vì tất cả chúng ta đều quen với việc phân loại và sắp xếp những người và sự vật mà chúng ta nhìn thấy. Nói một cách đơn giản, chúng ta “gắn nhãn” cho họ.

Khi chúng ta nhận được thông tin từ bên ngoài, một khuôn khổ nhận thức sẽ được hình thành trong tâm trí chúng ta. Thông tin nhận được sau này sẽ được tích hợp vào khuôn khổ đó, rất khó để thay đổi.

Hiệu ứng ban đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tương tác của mọi người. Chỉ cần bạn có thể nắm bắt chính xác nó, bạn sẽ có thể tạo ra những mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong sự nghiệp và cuộc sống của mình.

photo1607905358220-16079053586291774405606-16936589101362056712417-17134109521951916713096-1713415304060-17134153044812053241382.jpg

5. Định luật lắng nghe nhiều hơn

Một nhà triết triết học đã nói rằng: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Chuyện kể rằng, có một nước nhỏ từng cống tiến cho vua Trung Quốc ba bức tượng người vàng, ngoại hình và trọng lượng rất giống nhau kèm lời nhắn: Có một bức quý nhất. Vậy thì, rốt cuộc bức nào là quý giá nhất?

Rất nhiều đại thần đều bó tay, sau đó có một vị lão thần đứng ra, ông đặt ba sợi tơ vào 3 chiếc tai của ba bức tượng. Bức tượng thứ nhất, sợi tơ đi ra từ chiếc tai còn lại; bức tượng thứ hai sợ tơ đi ra từ cái miệng; bức tượng thứ ba, sợi tơ rơi xuống dưới bụng. Lão thần nói, bức quý nhất là bức tượng thứ 3.

Thực ra, 3 bức tượng này phản ánh 3 kiểu người trên thế giới.

Kiểu người thứ nhất, mọi thứ đi vào qua tai trái và đi ra qua tai phải. Những người như vậy hoàn toàn không biết cách lắng nghe.

Kiểu người thứ hai nói những gì họ nghe mà không suy nghĩ, nói nhiều cũng vô ích.

Kiểu người thứ ba là biết lắng nghe nhưng cũng biết giữ lời, hiểu nhiều nhưng nói ít, có chừng mực.

Theo: Aboluowang

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022