Cáo và nhím là hai loài động vật sinh sống trong tự nhiên và là kẻ thù của nhau. Loài cáo rất khôn ngoan, biết nhiều thứ, nhanh nhẹn và khéo léo. Còn nhím là động vật nhỏ, chậm chạp. Cáo nhìn thấy nhím như nhìn thấy con mồi. Nó nghĩ ra đủ mưu kế để tấn công, ăn thịt nhím.

Tuy nhiên, đã rất nhiều năm trôi qua khi con cáo đã kiệt sức mà vẫn chẳng thể ăn thịt được nhím. Vậy nguyên nhân là do đâu? Tại sao cáo nhanh nhẹn như vậy lại không bắt được con nhím bé nhỏ?

Câu trả lời là bởi mỗi khi nhím cảm nhận được nguy hiểm, nó sẽ ngay lập tức cuộn mình lại thành quả bóng. Lúc này những chiếc gai của nó sẽ cứng lên, chạm vào cực kỳ đau khiến cáo không thể tiếp cận được.

Cứ như vậy mà nhiều năm trôi qua, chưa bao giờ cáo thành công trong việc bắt được nhím. Cáo rõ ràng chiếm thế thượng phong nhưng lại nhiều lần nhận thua, yên lặng chờ những cơ hội ra tay tiếp.

Trong trận chiến sinh tồn với kẻ mạnh, con nhím tuy trông nhỏ bé, vụng về nhưng biết nắm bắt ưu điểm, hiểu được thế mạnh của mình là những chiếc gai và tận dụng nó để đánh lui kẻ địch.

Từ đó chúng ta cũng rút ra được bài học sâu sắc, đó là cốt lõi của thành công, chìa khóa của chiến thắng nằm ở việc bạn có biết vận dụng tốt ưu điểm của mình, nắm được cốt lõi mọi vấn đề xảy ra.

Biết mình, biết người, chậm nhưng chắc chính là phương châm để sinh tồn trên thương trường cũng như trong cuộc đời, giúp chúng ta dần dần tích lũy kinh nghiệm.

Trên thực tế, từ câu chuyện cổ tích này có thể thấy, nếu biết nắm bắt cốt lõi của mọi việc sẽ giúp bạn ít tốn công sức nhất mà vẫn đạt được kết quả tốt nhất. Thậm chí giúp bạn tránh một cuộc đời lận đận, nhiều nhiễu nhưỡng.

Vậy làm sao để nắm được cốt lõi của mọi vấn đề, vận dụng tốt ưu điểm của bản thân. Hãy chú ý đến những điều sau, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

1689567390-4-3-1689578258051-1689578258738753871526.png

1. Tìm đúng hướng, nếu không thì dù cố gắng đến đâu cũng vô ích

Làm sao để chúng ta có thể tìm ra cốt lõi của một vấn đề? Trước hết, bạn phải đi đúng hướng. Nếu chọn sai phương hướng, thì dù bạn có cố gắng đến đâu cũng không thể thành công.

Tuy người ta thường nói, chăm chỉ có thể bù đắp nhiều khuyết điểm, cần cù và khổ luyện sẽ giúp thành công. Nhưng nếu không có phương án đúng đắn, không hiểu bản thân thì bạn đang tự đi ngược lại với con đường thành công, dần trở nên lạc lối và thất bại.

Nhà sinh vật học nổi tiếng - Darwin từng nói rằng: “Trong rừng rậm, loài sống sót cuối cùng thường sẽ không phải là những loài thông minh nhất hay khỏe nhất, mà chúng là loài phản ứng nhanh nhất và chịu thay đổi”.

Ví dụ như Kodak, ông từng là “vua” một thời của ngành nhiếp ảnh kỹ thuật số. Ông là người đầu tiên phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên sau này, ông lại phải chật vật mưu sinh vì lối tư duy chậm đổi mới.

1689567414-2-6-1689578259730-1689578259957526188819.jpg

Bởi vậy, dù bạn là ai, công ty của bạn có lớn đến thế nào, tài chính dư dả bao nhiêu mà bạn không biết bám sát thị trường, thay đổi chiến lược cho phù hợp thì sớm muộn cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, nhận thất bại đau đớn.

Đừng cố giữ khư khư một quan điểm không phù hợp với xu hướng thị trường. Mà hãy là người thông minh, nắm bắt nhanh nhạy mọi vấn đề, tự xác định phương hướng cho bản thân và nếu đi sai thì quay đầu dứt khoát để làm lại, đó mới là lựa chọn sáng suốt.

2. Tìm ra bản chất của sự việc để giải quyết dứt điểm vấn đề

Trước khi đi vào giải thích quan điểm này, hãy đọc câu chuyện sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một phú ông rất thích các loại trang phục đẹp. Ông thường mời những người thợ may giỏi nhất về nhà để may các loại trang phục khác nhau. Tuy nhiên, vợ của ông không cảm thấy hài lòng với bất kỳ bộ quần nào.

Phú ông nảy ra ý tưởng và đăng tin thông báo nếu người thợ may có thể khiến vợ ông hài lòng, làm ra một chiếc váy ưng ý sẽ nhận được phần thưởng hậu hĩnh.

Một ngày nọ, có một nhà sư đến nhà phú ông để khất thực (truyền thống đẹp của nhà Phật, là hoạt động xin thực phẩm để nuôi bản thân, nhằm tập trung hoàn toàn cho việc tu tập, cũng là để rèn luyện cho người tu hành đức nhẫn nhục, coi nhẹ miếng ăn) thì nhìn thấy thông báo.

Nhà sư đã tìm một thợ may bình thường trên phố cùng 1 thợ trang điểm dẫn theo.

Người thợ may mất 2 tiếng để hoàn thành trang phục. Trước khi vợ phú ông mặc thử, nhà sư muốn người thợ trang điểm sẽ tiến hành trang điểm khuôn mặt cho phu nhân.

1689567478-3-4-1689578260560-16895782607761465251455.jpg

Sau khi đã trang điểm xinh đẹp, vợ của phú bắt đầu thay trang phục. Và thật bất ngờ, bà cảm thấy rất thích bộ váy này. Phú ông vui mừng và thưởng cho người thợ may cùng thợ trang điểm rất nhiều tiền.

Người thợ may ngạc nhiên, không nghĩ rằng tay nghề tầm thường của mình lại lọt vào mắt xanh của vợ phú ông. Anh thắc mắc, không biết tại sao trang phục của mình lại được chọn, bèn hỏi nhà sư và ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời.

Người thợ may giật mình nhận ra rằng thì ra mấu chốt của vấn đề không nằm ở trang phục đẹp và sang trọng mà do vợ phú ông có thấy bản thân xinh đẹp hay không. Và hôm nay, vợ phú ông hài lòng là do thợ trang điểm khéo tay đã giúp bà trở nên xinh đẹp.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra một chân lý: “Không tìm được mấu chốt của mâu thuẫn trong bất cứ việc gì thì không thể giải quyết vấn đề một cách căn cơ. Bậc thầy chân chính luôn biết nhìn bản chất qua hiện tượng và điều đó cũng đúng trên con đường khởi nghiệp”.

3. Hiểu rằng ai cũng có vị trí của riêng minh, người thông minh chỉ làm được 1% công việc

Tập trung vào công việc đang làm, không ôm đồm cùng lúc nhiều việc và không tham lam vị trí của người khác mới là cách thông minh giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Nhà văn nổi tiếng người Mỹ - Og Mandino đã nói: “Chỉ người nào tập trung, làm từng việc một mới có thể trở thành nhà lãnh đạo thế giới”.

Những doanh nhân thành công luôn nhấn mạnh, con người càng tập trung thì càng tốt. Bởi nếu tập trung sẽ giúp chúng ta dễ dàng tối ưu hóa công việc kinh doanh, không bị phân tâm từ đó dẫn tới những sai lầm không mong muốn.

Chẳng hạn như Steve Jobs sau khi bị khai trừ ra khỏi hội đồng quản trị của Apple, ban lãnh đạo đã cử người khác chịu trách nhiệm về các công việc mà ông đang phụ trách. Ban lãnh đạo vẫn tiếp tục giới thiệu những sản phẩm mới như: Máy tính xách tay, máy tính để bàn, điện thoại di động,…

1689567351-5-1689578261683-16895782618771903462521.png

Tuy nhiên, vẫn là những sản phẩm như vậy, vẫn phương án lãnh đạo và điều hành giống Steve Jobs những hiệu quả hoạt động lại không tốt, lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng. Điều này gây ra nhiều khó hiểu cho ban lãnh đạo.

Sau đó, họ không còn cách nào, đành phải mời Job quay trở lại. Và điều đầu tiên Steve Jobs làm sau khi quay lại là tiến hành thay đổi các kiểu dáng, mẫu mã kinh doanh cũng như xây dựng lại các phương án phát triển sản phẩm.

Bởi lúc này, các sản phẩm, phương án không còn phù hợp với thị trường. Vậy nên, Steve Jobs đã nghiên cứu cắt giảm và chỉ giữ lại những gì tinh túy, đơn thần nhất của Apple. Và sau này, ông đã thành công cứu sống thương hiệu, đưa Apple và đạt được những thành tựu đáng nể phục như hiện nay.

Đây cũng được xem như lời cảnh báo tới các doanh nhân, nhà lãnh đạo, đó là ai cũng sẽ có một vị trí của riêng mình, “muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”.

Hãy nhớ, bất kể bạn là ai, đang làm gì hãy là người thông minh, nắm giữ bản chất sự việc để có thể có thể đạt được những mong muốn của bản thân trong thời gian ngắn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022