Nhưng đó chính xác là chuyện đã xảy ra với nhóm khai thác gỗ Kraft Corp ở Georgia vào năm 1980. Năm đó, khi những người khai thác gỗ đang làm việc trên một rừng sồi hạt dẻ ở miền nam Georgia, họ cưa đôi thân cây sồi và đưa nó lên một chiếc xe tải để vận chuyển đi thì một thành viên trong nhóm tình cờ nhìn xuống thân cây rỗng và giật mình thấy khuôn mặt nhe răng trắng xóa nhìn chằm chằm vào mình.
Anh hốt hoảng gọi đồng nghiệp đến quan sát, họ nhận ra đó là xác ướp của một con chó sói đang trong trạng thái cố vươn mình, bò nhoài lên phía trên ngọn. Ban đầu, không ai biết con chó sói đã mắc kẹt trong thân cây bao lâu nhưng sau khi xác định độ tuổi của cái cây, các chuyện gia cho rằng nó đã mắc kẹt từ những năm 1960.
Đến năm 1980 là được khoảng 20 năm. Có lẽ con chó sói đã đuổi theo một thứ gì đó, một con sóc chẳng hạn, thông qua một cái lỗ trong thân cây rỗng rồi mắc kẹt vì càng lên cao cái lỗ càng nhỏ, nó không quay đầu xuống được.
Thông thường, một vật đã chết trong tự nhiên sẽ không thể phân hủy vì nó nhanh chóng bị những kẻ săn mồi khác ăn thịt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vì con sói chết bên trong một cái cây nên không con vật nào "đánh hơi" thấy.
Thi thể con vật vẫn được bảo toàn nguyên vẹn trong thân cây.
Ngoài ra, bên trong thân cây sồi lại hội đủ yếu tố để ướp xác con vật khiến cơ thể nó vẫn vẹn nguyên khi được những người khai thác gỗ tìm thấy. Cây sồi có chứa loại chất gọi là tannin. Chất này được sử dụng để điều trị các bệnh về xương ở động vật và giúp chúng không bị sâu răng. Các chất tannin từ bên trong thân cây đã thấm vào con chó sói và giúp thi thể nó không bị phân hủy, thối rữa.
Hiện nó được trung bày trong bảo tàng.
Sau khi phát hiện bất ngờ này, những người khai thác gỗ quyết định đưa xác ướp con sói đến một bảo tàng, để cho cả thế giới được chiêm ngưỡng cảnh tượng hiếm thấy. Con sói được gọi một cách trìu mến là Stuckie, đang được đặt tại bảo tàng Southern Forest World. Nó vẫn ở nguyên bên trong "ngôi mộ gỗ của mình".
(Nguồn: AIT)