Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard cho rằng 80% thành công của một người là trí tuệ cảm xúc (EQ) và 20% còn lại là IQ. Chính vì vậy, yếu tố quyết định phần lớn thành tích của con người không phải tài năng thiên bẩm mà là EQ.
Bí quyết hạnh phúc của cặp vợ chồng đã kết hôn 76 năm: Biết khi nào nên im lặngĐỌC NGAY
Giáo sư Kai-Fu Lee từng nói: "Trong bất kỳ lĩnh vực nào, EQ quan trọng gấp đôi IQ". Một đứa trẻ có chỉ số IQ cao chưa chắc đã thành công. Nhưng một đứa trẻ có chỉ số EQ cao nhất định sẽ làm được những việc phi thường.
Về vấn đề này, thầy Lưu Hồng Khương (Trung Quốc), có 30 năm giảng dạy học sinh cấp 1 đã chia sẻ rằng: EQ là thuật ngữ nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân, mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người, của người khác và của các nhóm cảm xúc khác nhau.
Với kinh nghiệm quan sát của mình, thầy giáo cho rằng trí tuệ cảm xúc có liên quan mật thiết đến những năm tháng đầu đời của trẻ. Việc quan sát 1 số thói quen, bạn có thể biết được con mình có trình độ EQ ở mức nào.
Chuyên gia này cho biết có 2 thói quen dưới đây của trẻ tưởng vô hại nhưng lại là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp. Nếu con bạn thuộc nhóm này cần có hướng giáo dục kịp thời
Giành ăn
Biểu hiện dễ nhận biết nhất là khi gặp món ăn yêu thích, trẻ sẽ đặt nó ngay trước mặt mình và không cho ai chạm vào. Không những không ngăn cản con mình làm điều này, một số cha mẹ còn cho rằng đó là việc làm tốt. Bởi họ nghĩ rằng như vậy là người biết bảo vệ những thứ thuộc về mình và chắc chắn sẽ không bị bắt nạt.
Song thực tế, đây lại là hành vi của những em bé có EQ thấp, ích kỷ, không có tinh thần chia sẻ, luôn coi mình là trung tâm. Nếu cha mẹ không sớm chỉ và sửa sai cho con, lớn lên, bé sẽ có suy nghĩ độc chiếm mọi việc, không muốn chia sẻ, hợp tác với mọi người. Tất nhiên, kiểu người như vậy sẽ rất khó thành công trong cuộc sống. Vậy nên, cha mẹ không nên chiều chuộng và dung túng cho những thói hư của trẻ.
Luôn mất bình tĩnh
Trẻ thường xuyên la hét, ném đồ đạc, tức giận, ăn vạ khi không được đáp ứng đúng nhu cầu là biểu hiện của một em bé có EQ thấp. Hành vi này cho thấy sự thiếu kiểm soát về mặt cảm xúc.

Thầy giáo Lưu Hồng Khương nhấn mạnh: Nhiều cha mẹ cho rằng đây là tuổi nổi loạn nên để mặc con có những phản ứng tiêu cực như vậy. Song trong trường hợp này, cha mẹ cần giữ bình tình và cho con 1 khoảng thời gian ngắn để ổn định tinh thần.
Sau đó, bạn cần giải thích đúng sai để con hiểu. Đồng thời cha mẹ cũng nên lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân từ phía trẻ để cùng có hướng giải quyết.
Cuộc đời bi kịch của thần đồng 13 tuổi đã vào đại học bắt nguồn từ một sai lầm trong cách nuôi dạy của mẹĐỌC NGAY
Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không được bỏ mặc trẻ. Chúng sẽ cảm thấy cô đơn và sẽ càng quấy khóc để gây sự chú ý với bố mẹ.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Mỗi đứa trẻ được sinh ra chúng chỉ như một tờ giấy trắng. Việc tô thêm màu sắc như thế nào phụ thuộc cả vào cha mẹ. EQ lại là chỉ số có thể cải thiện được. Vì thế, cha mẹ hoàn toàn có chỉnh sửa và uốn nắn con mình.
Thầy giáo Lưu Hồng Khương cho biết để nâng cao chỉ số EQ cho trẻ, trước hết cha mẹ cần dạy con cách đối phó với những cảm xúc của mình. Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc đó và hướng dẫn trẻ cách xử lý. Ví dụ, khi trẻ đang khóc hãy đồng cảm xúc buồn bã của chúng: "Bố mẹ biết con buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con?" Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Nên sử dụng "Ừ", "Ồ" và "xin lỗi" khi giao tiếp để xoa dịu trái tim và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.
Lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất đối với một đứa trẻ có EQ cao. Chỉ có lạc quan mới giúp trẻ đối mặt với mọi vấn đề một cách chủ động, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.

Thầy giáo Lưu Hồng Khương đưa ra lời khuyên để trau dồi thái độ lạc quan của trẻ bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: “Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó”; “Các khối lego đều đang buồn ngủ đã đến giờ về nhà ngủ rồi”; “Bút và nắp là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào”... Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cùng con đọc “câu thần chú”: “Không sao đâu” để con tự tin đối mặt với khó khăn.
Việc rèn luyện và nâng cao chỉ số EQ cho trẻ là một hành trình dài. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn trẻ cẩn thận chắc chắn trẻ sẽ có những bước tiến.

GĐXH - Bạn nên ttránh làm 7 việc này nếu không muốn bị đánh giá là người có EQ thấp.