Ngày 30/01/2010, cả nước Trung Quốc bước vào ngày đầu tiên của Lễ hội mùa xuân. Phóng viên Chu Khả của Tân Hoa Xã chụp được một bức ảnh ở quảng trường ga xe lửa Nam Xương. Trong ảnh, người mẹ trẻ đang cúi người, cõng bao tải đồ khổng lồ trên lưng, chiếc ba lô cô cầm quệt dưới đất. Nhưng đứa con được cô quấn trên tay phải rất gọn gàng và ấm áp. Người mẹ trẻ có nước da hồng hào, đôi mắt tròn cương nghị và khỏe khoắn. Cô gồng lưng chậm rãi bước đi.

Hôm đó, bức ảnh mang tên "Con, mẹ đưa con về nhà" này được các biên tập viên của Ban Nhiếp ảnh Tân Hoa Xã chỉnh sửa và gửi đi trong nước mắt. Ngay trong đêm, nó đã chạm vào lòng người khi xuất hiện trong bộ ảnh lễ hội mùa xuân đồ sộ. Hàng trăm website và báo chí đã đăng tải lại bức tranh.

Năm 2011, bức ảnh về tình mẫu tử giành giải Vàng nhiếp ảnh báo chí Trung Quốc hàng năm và Giải thưởng Báo chí Trung Quốc lần thứ 21.

1-1304-1612255059.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1Tbz7LOCn2sARo1J4NTGwg

Bức ảnh "Con, mẹ đưa con về nhà" của phóng viên Chu Khả.

"Một bức ảnh gây sốc nhưng đầy suy nghĩ!".

"Cuộc sống là trên vai tôi, hy vọng là trong vòng tay tôi".

"Sau khi làm mẹ, tôi không dám nhìn bức ảnh này, nó làm tôi không cầm được nước mắt".

Rất nhiều người chia sẻ cảm nhận về bức ảnh ấn tượng.

Trong 11 năm qua, bức ảnh lan truyền trên Internet và các nền tảng xã hội, được trích dẫn, chuyển tiếp bởi các phương tiện truyền thông lớn. Bức ảnh "Con, mẹ đưa con về nhà" trở thành một "biểu tượng cảm xúc của Lễ hội mùa xuân". Mỗi mùa du lịch lễ hội mùa xuân, người ta luôn nghĩ đến người mẹ Trung Quốc này. Cứ đến ngày của mẹ, người dùng mạng xã hội lại đăng nó để ca ngợi tình mẫu tử.

Điều khiến phóng viên Chu Khả tiếc nuối suốt những năm qua là không xin thông tin liên lạc của người mẹ. Nhờ nhiều người dùng mạng xã hội gửi tin, tác giả Chu Khả đã tiến hành tìm kiếm. Dữ liệu được chắp nối. Các bức ảnh được so sánh từng chút một. Cách đây không lâu, đường nét của bà mẹ năm đó hiện lên rõ nét. Đó là Ba Mộc Ngọc Bố Mộc, 32 tuổi, người phụ nữ dân tộc ở làng Đào Viên, thuộc Nhạc Tây, khu tự trị Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

Vào đêm trước của lễ hội mùa xuân 2021, Chu Khả cuối cùng đã kết thúc cuộc tìm kiếm. Người mẹ trẻ từng xuất hiện trong ống kính của anh 11 năm trước và phóng viên gặp nhau.

Bố Mộc cười rạng rỡ, không thể nhìn thấy nét thăng trầm thời gian. Cũng như trong bức ảnh khi xưa, cô cuộn tóc, ôm con trên lưng. Người mẹ gầy hơn đôi chút, nhưng đôi mắt vẫn rất sáng.

2-9766-1612255059.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vTdEz75I0TeMzEr-mrGN0g

Người mẹ hiện tại trong bức ảnh chụp cách đây 11 năm của tác giả Chu Khả. Ảnh: Chu Khả.

Phía sau cô là ngôi nhà bê tông cốt thép mới xây. Cửa chính và cửa sổ chắc chắn. "Sống trong ngôi nhà này mưa to không lọt và gió lạnh không vào được. Tôi đã từng mơ có ngôi nhà như vậy khi còn bé", người phụ nữ sống trong ngôi nhà bằng tường đất cũ nát suốt 30 năm nói. Sau khi lấy chồng, cô chuyển từ trên sườn núi xuống chân núi. Thứ thay đổi là độ cao, thứ không thay đổi là ngôi nhà bằng tường đất.

Bây giờ, sống trong nhà mới, Bố Mộc thỉnh thoảng gặp ác mộng, sợ các con thức giấc vì lạnh, lo nhà sập. Người mẹ từng trải qua những mùa mưa. Nước ngoài trời như trút thì trong nhà cũng "mưa nhẹ". Mưa rơi xuống đất không sao, nhưng giường ướt, chăn bông cũng ướt. Cả nhà không ngủ được. Họ xếp xô chậu khắp giường để hứng.

Bố Mộc kể lúc đó nhà không có điện. Trong đêm tối, hai vợ chồng mò mẫm tìm chỗ dột để hứng nước mưa theo cảm giác. "Suốt đêm, tôi chỉ biết ôm con ngủ và mong chờ bình minh lên", cô kể.

Đứng trước ngôi nhà cũ chưa bị phá bỏ, phóng viên đẩy cánh cửa quan sát. Chiếc giường gỗ đơn sơ. Chăn ga gối đệm chắp vá. Rút vài chiếc áo choàng từ trong tủ, Bố Mộc nói: "Đây là quần áo từng được mặc ban ngày, nhưng là chăn bông ban đêm". Trước đây, thỉnh thoảng cô lên thị trấn mua quần áo với giá 2 tệ (khoảng 7.000 đồng), đắt lắm thì 5 tệ.

10 năm trước, ngôi làng Đào Viên nơi Bố Mộc sống là một trong những nơi nghèo khổ nhất ở Nhạc Tây. Đất đai cằn cỗi khiến người dân không thể trồng trọt. Không chỉ gia đình này, hầu hết dân làng đều thiếu thốn.

Gia đình có 6 mẫu đất, chủ yếu trồng ngô, kiều mạch và khoai tây. Thu hoạch hàng năm không thể cho họ cuộc sống đủ đầy. Khi con gái lớn chào đời vào năm 2007, Bố Mộc thỉnh thoảng dùng tiền lẻ dành dụm mua vài kg gạo trộn với bột ngô để bé "ăn dặm".

Năm 2009, đứa con gái thứ hai ra đời, chuẩn bị "ăn dặm". Bố Mộc cảm thấy tuổi thơ của cô lặp lại. Người mẹ sợ bọn trẻ sẽ không thể thoát khỏi vùng núi này. Cô quyết định táo bạo: Rời làng đi làm.

Ngày 30/1/2010, một người mẹ trẻ với một chiếc túi lớn và một đứa con trên tay đã được phóng viên chụp ảnh tại ga xe lửa Nam Xương. Bố Mộc cho biết, đó là lúc cô về nhà sau 5 tháng đi làm xa.

Cô nhớ rất rõ, sáng sớm hôm đó, cô cùng con gái vội vàng đến ga xe lửa Nam Xương, mang theo túi lớn túi nhỏ. Hai ngày một đêm mới đến Thành Đô. Ở Thành Đô, cô chi 15 tệ để ngủ lại nhà trọ. Sau đó hai mẹ con đi xe lửa 14 tiếng đến huyện Nhạc Tây. Từ đó về nhà ở núi Đại Lý, trời đã khuya. Chuyến đi này của cô mất ba ngày hai đêm.

Hiện tại, đi cao tốc từ Nam Xương đến Thành Đô chỉ mất 8 giờ. Còn đi tàu hỏa từ Thành Đô đến Nhạc Tây mất hơn 6 giờ.

4-5127-1612255059.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=j-caH8IRf6AkfCoL54lfnw

Phóng viên Chu Khả và người mẹ trong bức ảnh do chính anh chụp. Ảnh: Li Sijia.

Khi phóng viên mở bức ảnh gây sốc một thời, Bố Mộc đã rất ngạc nhiên và thở dài. Cô kể hồi đó, bao tải đầy chăn màn và quần áo. Ba lô có mì gói, bánh mì, tã lót cần để đi đường. Người mẹ nhớ mình mang nhiều đồ đạc nên rất nhiều người tốt đã giúp đỡ.

Trong ký ức của Bố Mộc, đó là lần đầu tiên cô đi làm một công việc chính thức trong đời: chuyển gạch tại một nhà máy gạch ở Nam Xương. Cô kiếm 500-600 tệ mỗi tháng. Số tiền khá hơn nhiều so với làm ruộng. Hàng ngày, người mẹ địu con trên lưng làm việc. Cô không biết chữ nên làm ngơ trước bảng hiệu dưới đèn neon và bảng hiệu trên đường.

Khi mới đến Nam Xương, cô học nói tiếng phổ thông, tập hòa nhập. Trước đó, Bố Mộc chưa bao giờ nhìn thấy sữa bột và tã.

Khi làm trong nhà máy gạch, điều người mẹ rắc rối nhất là con gái thường xuyên bị ốm. Ở quê, cô sẽ đưa con đến bệnh viện thị xã chữa trị. Nhưng một mình nơi đất khách, người mẹ không biết cách nào để đến bệnh viện. Điều duy nhất cô biết là đưa con về nhà.

"Bức ảnh đó chụp khi tôi đưa con gái thứ hai về nhà", Bố Mộc nói. Nhưng đứa trẻ đã qua đời nửa năm sau đó. Từ đó, người mẹ không bao giờ đi làm xa. Năm 2011, con thứ ba của cô lại mất sau 10 ngày sinh.

Về sau, làng Đào Viên thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Vợ chồng Bố Mộc trồng thuốc lá, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế khác. Năm đầu, do tay nghề kém, chưa có kinh nghiệm, họ kiếm được 5.000 - 6.000 tệ nhờ sáu sào thuốc lá. Năm thứ hai, cán bộ đưa gia đình cô vào diện xóa đói, giảm nghèo. Bố Mộc khai hoang ở lưng chừng núi và lập một khoảng trồng thử giữa các phiến đá.

3-2519-1612255059.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-_09U_oPIGocE_GUDQTdtA

Bố Mộc và các con đã có một cuộc sống ấm no. Ảnh: Ảnh: Chu Khả.

Cô được hỗ trợ về giống và kỹ thuật, nhận được khoản trợ cấp 40.000 tệ năm 2018. Hai vợ chồng góp 70.000 tệ xây một ngôi nhà mới với kết cấu bê tông cốt thép. Nhà có ba phòng ngủ và một phòng khách, sơn sạch sẽ, sáng sủa, lát gạch nền. Trong nhà, bếp điện, tủ lạnh, máy giặt và các thiết bị khác đầy đủ. Bây giờ, bữa ăn nào cũng có cơm, có rau, có thịt.

Năm 2020, thu nhập hàng năm của họ lên 100.000 nghìn tệ (khoảng 360 triệu đồng). Các con cô đều được đến trường.

Nhật Minh (Theo NewQQ)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022