Chị Thùy Dung (36 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết khoảng 5 tháng gần đây, thu nhập từ công việc chăm sóc khách hàng của chị bị giảm 40%, còn 7 triệu đồng. Đây là nguồn thu để chăm lo các khoản ăn uống, sinh hoạt trong gia đình 4 người. Để cân đối, chị đã cắt giảm các chi tiêu cho giải trí cuối tuần, đồ chơi cho con, quần áo... Những hôm trời mát, gia đình cũng không mở điều hòa để tiết kiệm điện.

"Các loại đồ dùng như dầu gội, sữa tắm, bột giặt tôi cũng chuyển sang sản phẩm giá rẻ hơn, tuy nhiên các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu nấu nướng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả gia đình nên tôi vẫn cố gắng duy trì loại thường dùng", chị Dung cho biết.

Khác với chị Dung, chị Ngân Thanh (29 tuổi, quận 7, TP HCM) còn lúng túng để xác định các khoản nên và không nên cắt giảm. Ngoài bỏ luôn việc ăn ngoài hàng để tiết kiệm, chị chọn mua những sản phẩm có khuyến mãi hoặc cùng loại nhưng giá rẻ hơn. Chất lượng sản phẩm với chị không còn là ưu tiên hàng đầu, trong đó có cả những thực phẩm ăn trực tiếp vào người.

Không chỉ chị Dung và chị Thanh, theo công bố hồi tháng 6 của Kantar cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu và có xu hướng chuyển sang sử dụng những sản phẩm cùng loại với giá rẻ hơn. Đứng đầu danh sách này là dầu ăn - nguyên liệu quen thuộc trong việc nấu nướng, sử dụng hàng ngày cho cả gia đình. Cũng trong phân tích của Kantar, nhằm đối phó với tình hình khó khăn, nhiều người tiêu dùng đang chủ động so sánh giá giữa các kênh (bao gồm các kênh trực tuyến) để tìm ra các ưu đãi tốt nhất.

Trước xu hướng người tiêu dùng Việt đang thắt chặt chi tiêu, cắt giảm những khoản chi phí mua thực phẩm, nguyên liệu trong bữa ăn hàng ngày, doanh nhân Thái Vân Linh (Shark Linh) cho biết việc cắt giảm này được xem là biểu hiện của một nghịch lý trong đầu tư.

"Nhìn theo quy tắc 50-30-20 trong quản lý tài chính cá nhân, người dùng nên cắt giảm nhóm chi tiêu cho mong muốn cá nhân hơn là cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu. Đặc biệt là những nguyên liệu được dùng trong tất cả bữa ăn hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lâu dài", nữ doanh nhân chia sẻ.

gfhgfhgf-1696386728-4026-1696387006.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eumxoWgkTwFrhzar2RKN6Q

Shark Linh chia sẻ về quan điểm chi tiêu thời lạm phát. Ảnh: Thu Minh

Thực tế, việc chọn giá tiền thay vì chất lượng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như bệnh tim mạch, nguy cơ ung thư... Chưa kể, chi phí điều trị về sau có thể cao hơn gấp nhiều lần.

Theo đại học Cambridge (Anh) và đại học Tufts (Mỹ), gần 700.000 số ca tử vong do bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường type 2, nguyên nhân có liên quan đến chế độ ăn uống. Nghiên cứu công bố năm 2017 với dữ liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ giai đoạn 1999-2002 và 2009-2012.

Trong công bố của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm, người Việt chi số tiền bình quân 129 USD một người (tương đương 3 triệu đồng) cho khám chữa bệnh. Con số này tăng lên mức nhiều lần nếu mắc các bệnh như tim mạch, ung thư...

Nhà báo, chuyên gia kinh tế Kim Hạnh đồng tình với quan điểm trên. Trong đó, chuyên gia đặc biệt đưa ra lời khuyên nên đầu tư vào trái tim vì đây là bộ phận quan trọng của cơ thể.

"Đầu tư cho sức khỏe trái tim đồng nghĩa với việc phải rất cẩn trọng đối với những thứ ăn vào người, không chỉ dừng lại ở thực phẩm mà còn cả nguyên liệu chế biến", vị chuyên gia nói.

TS.BS Phạm Trần Linh - Phó chủ tịch phân hội Nhịp tim Việt Nam - Đại diện Hội tim mạch học Việt Nam khuyến nghị cách giúp cơ thể tránh được ít nhất 80% nguy cơ mắc bệnh bằng cách nên bỏ hút thuốc lá, giảm ăn mặn, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật có thành phần nguyên liệu tốt cho tim như dầu đậu nành, dầu gạo lứt...

Shark Linh khẳng định, khi nhắc đến "thắt lưng buộc bụng", người tiêu dùng không nên quá căn ke với những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đầu tư cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng được xem là một khoản đầu tư lâu dài và bền vững.

Image-ExtractWord-1-Out-3573-1696387006.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=v9PHvsHalooM3Jm8K6vYgw

Diễn viên Tú Vi sử dụng dầu ăn Simply trong chế biến món ăn. Ảnh: Thu Minh

Với một trái tim khỏe, không chỉ chất lượng sống được tăng lên mà còn giúp phòng ngừa được gánh nặng từ các chi phí y tế về sau. Theo khuyến nghị, người tiêu dùng có thể chọn lựa các loại dầu ăn có nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên cao cấp, tốt cho sức khỏe trái tim như dầu đậu nành và dầu gạo lứt vì có chứa nhiều dưỡng chất quý giá như Omega 3-6-9 và Gamma Oryzanol, Phytosterol, giúp đẩy lùi cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.Simply cũng là sản phẩm dầu ăn được Hội Tim mạch học Việt Nam khuyên dùng nhiều năm.

An Hy

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022