Cách đây một thời gian, ở chung cư nọ của Trung Quốc dán thông báo trong thang máy với nội dung: Ngưng làm phiền hàng xóm.

Được biết, một bà mẹ thường xuyên la hét, mắng mỏ con mình trong khi giúp con làm bài tập về nhà.

Dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng phụ huynh này vẫn "ngựa quen đường cũ" khiến những người xung quanh không thể bình yên.

Quả thật, ai đã từng kèm con nhỏ học bài mới hiểu được cảnh tại sao phải "vò đầu bứt tóc", "tự trói tay", "chui đầu vào tủ lạnh".

Trên các diễn đàn, chủ đề kèm con học luôn rôm rả, bao nhiêu tình huống dở khóc dở cười khi chia sẻ luôn nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ những vị phụ huynh khác.

Dù đã ngàn lần luôn tự nhắc mình phải hít thở sâu, bình tĩnh khi dạy con học nhưng đôi khi dạy mãi không hiểu, tụi nhỏ lơ là là người lớn như mất hết năng lượng, lại nổi điên với con.

Nhưng không đứa trẻ nào không muốn trở thành học sinh giỏi, cũng như không người lớn nào không muốn kiếm nhiều tiền.

Khi một đứa trẻ khó tiếp thu hay bị điểm kém trong một bài kiểm tra, cha mẹ càng la mắng thì kết quả có thể càng tệ.

cha-me1-1735381814297753842737.jpg

Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo lực bằng lời nói sẽ bị thu nhỏ kích thước ở vùng đồi thị của não, trí nhớ và tốc độ phản ứng của trẻ sẽ giảm sút! Ảnh minh hoạ

Cô Dương, một giáo viên lâu năm ở Thượng Hải (Trung Quốc) chia sẻ: Khi đã làm giáo viên nhiều năm, tôi thường nhận được các câu hỏi từ phụ huynh về những khó khăn trong việc nuôi dạy con cái: "Con tôi luôn trả lời "không biết', không muốn nói chuyện"; "Dù cha mẹ nói thế nào cũng không nghe, nhưng người khác nói gì thì lại nghe theo"; "Chúng tôi giải thích nhiều thì con cảm thấy phiền, nói ít thì lại sợ con đi sai đường, thật khó khăn"...

Dù có nhiều vấn đề, nhưng tất cả đều quay về một gốc rễ: Vấn đề giao tiếp. Trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, dù ý định của cha mẹ là tốt, nhưng thường không đạt được kết quả mong muốn.

Một phụ huynh cho biết, chị cũng từng áp lực điểm số, ép con vào top 3 của lớp. Tuy nhiên, trong buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm của con gái chị nhiều lần nhấn mạnh giáo dục đời sống quan trọng hơn giáo dục để thi cử.

Khi trẻ gặp khó khăn trong học tập, cha mẹ nên thông cảm với con, phát hiện vấn đề rồi giải quyết. Xin đừng la mắng con khi nhìn thấy điểm hoặc câu trả lời sai của con, mỗi đứa trẻ thi trượt đều đã lo lắng rất nhiều rồi.

Nếu ở nhà cha mẹ thường xuyên nói hai câu này thì con cái rất dễ bị điểm kém:

1. "Tại sao con không bằng người khác?"

Ý nghĩ thực sự: "Con cần học hỏi từ những điểm mạnh của người khác". Con cái hiểu: "Tôi không bằng người khác, trong mắt cha mẹ tôi luôn kém cỏi".

Một câu hỏi phổ biến trên Zhihu là: "Cha mẹ luôn so sánh tôi với các bạn khác, có phải tôi thật sự kém cỏi không?". Một câu trả lời đã chạm vào tôi: "Không, bạn rất xuất sắc, chỉ là cha mẹ sử dụng cách khuyến khích sai lầm".

Thực tế, thay vì nhấn mạnh vào điểm yếu, hãy chú trọng vào điểm mạnh của con. Ví dụ, nếu một đứa trẻ nhút nhát và không dám thể hiện, nhưng lại thích đọc sách, hãy khuyến khích con viết ra những gì con đã đọc và suy nghĩ, sau đó thể hiện điều đó.

Mỗi đứa trẻ có những ưu điểm riêng, và chúng có thể được kết nối với phương pháp học tập theo nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc giao tiếp sáng tạo chỉ ra rằng: Cần chú trọng đến sự khác biệt về tâm lý, cảm xúc và trí thông minh của từng cá nhân.

2. "Nếu lần sau con làm bài kiểm tra như thế này thì đừng về nhà"

Thực tế, việc tiếp thu kiến thức ở cấp tiểu học không khó, chỉ cần trẻ có đủ động lực học tập là có thể đạt được kết quả tốt. Nguyên nhân nhiều em làm bài thi không tốt là do thiếu động lực và phương pháp học tập.

Nhưng các bậc cha mẹ lại không nhận thức được điều này, mỗi khi thấy con bị điểm thấp là họ liền la mắng con.

Theo thời gian, những lời nói giận dữ có thể là vô tình này được con cái ghi nhớ và trở thành "nút thắt" không thể giải quyết.

Không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ - con cái mà còn khiến trẻ bỏ bê bản thân, điểm số ngày càng tệ hơn.

Chưa kể, câu nói "Nếu lần sau con làm bài kiểm tra như thế này thì đừng về nhà" sẽ bị trẻ hiểu thành "cha mẹ chỉ yêu thương, muốn nuôi dạy khi mình làm bài điểm cao. Còn không, mình sẽ là đồ vô dụng, không xứng đáng được chăm sóc".

Ngoài ra, cha mẹ thường xuyên la mắng con cái cực kỳ có hại cho trẻ. Khoa học não bộ cũng đã xác nhận, đối với những đứa trẻ bị cha mẹ la mắng trong thời gian dài, hạch hạnh nhân trong não, nơi chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc giận dữ và sợ hãi, sẽ liên tục bị kích thích, khiến trẻ cảm thấy dễ hoảng sợ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Một đứa trẻ sợ hãi lâu ngày làm sao có thể đạt được kết quả tốt?

Nghiên cứu của Đại học Harvard cũng đã xác nhận rằng những đứa trẻ thường xuyên bị bạo lực bằng lời nói sẽ bị thu nhỏ kích thước ở vùng đồi thị của não, trí nhớ và tốc độ phản ứng của trẻ sẽ giảm sút!

Đây là lý do tại sao một số phụ huynh cảm thấy dù có la mắng, đánh đập thì điểm số của con cũng không được cải thiện. Bởi trên thực tế, la mắng trẻ không bao giờ là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề một cách căn bản.

3. "Chỉ biết chơi, học thì không có tinh thần"

Ý nghĩ thực sự: "Khi học, đừng nghĩ đến việc chơi, thì mới có tiến bộ". Con cái hiểu: "Trong mắt mẹ, tôi chỉ là một cỗ máy học tập, mẹ chỉ hài lòng khi tôi chỉ học".

Như một người mẹ, tôi luôn tin vào một nguyên tắc rằng "chơi tốt thì học tốt". Đây là một vòng tròn tích cực: Chơi xong có thể nghỉ ngơi tốt, học tập với tinh thần tốt, hiệu quả học tập cao hơn, khi đó lại nhiều thời gian hơn để chơi.

Nhà quản lý Stephen Covey đã chỉ ra rằng: "Rèn luyện thể chất có thể điều chỉnh căng thẳng và phát triển khả năng chủ động". Chơi đùa không phải là sự nuông chiều con cái, mà là để con cái giải tỏa căng thẳng học tập và nạp lại năng lượng tinh thần.

Cả học tập và vui chơi đều nên tuân theo nguyên tắc "việc quan trọng trước tiên". Đặt việc quan trọng nhất lên hàng đầu, vui chơi hết mình và học tập tập trung, kết nối hai việc này để đạt hiệu quả tốt nhất.

cha-me2-1735381814337575725314.jpg

Phần thưởng càng nhiều, sự tiến bộ của trẻ càng nhanh; Ngược lại, khi bị đánh giá thấp, trẻ càng có khả năng coi đó là đặc điểm của mình, từ "có thể làm được" trở thành "hoàn toàn không thể làm được". Ảnh minh hoạ

4. "Những người như con sau này chỉ có thể quét rác"

Hẳn nhiều người đã từng nói hoặc nghe câu này. Lúc đầu đứa trẻ có thể sẽ phản bác: Con sẽ không quét đường!

Sau này khi cha mẹ nói thường xuyên hơn, cơ bản chúng cũng không còn phản bác nữa, muốn quét đường thì quét đường thôi.

Ý định ban đầu của cha mẹ khi nói ra điều này có lẽ là dùng "phương pháp tạo động lực" để kích thích hứng thú học tập.

Thật không may, nếu nghe những lời như thế này quá nhiều lần, nó không những không khơi dậy được động lực mà còn khiến trẻ mặc định rằng chúng lớn lên sẽ không làm nên trò trống gì.

Trẻ em ở trường tiểu học đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển lòng tự trọng. Khả năng tự đánh giá và hiểu biết của các em chưa đủ hoàn thiện, nếu cha mẹ luôn nói rằng lớn lên chỉ được phép quét rác thì chúng sẽ thực sự dùng công việc này để định vị chính mình.

Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, làm sai câu hỏi, thi trượt, cha mẹ không nên mắng mỏ con một cách mù quáng. Điều đầu tiên cần làm là tìm cách khơi dậy động lực học tập, hướng dẫn con bằng ngôn ngữ tích cực, đồng cảm với cảm xúc của trẻ và khiến trẻ tin rằng mình có thể học tốt.

Thứ hai, tìm ra những vấn đề thực tế trong việc học tập của trẻ, sau đó tập trung vào một vấn đề nhất định và xây dựng kế hoạch học tập cá nhân hóa để trẻ tiếp tục rèn luyện. Đừng quên khen ngợi từng cố gắng nhỏ của con để tạo động lực cho trẻ.

5. "Làm lại đi, con thật ngốc!"

Ý nghĩ thực sự: "Nếu con chăm chỉ hơn, con có thể thành công". Con cái hiểu: "Tôi là một kẻ thất bại".

Khi đối mặt với một vài thất bại, trẻ dễ dàng cảm thấy thất vọng. Nếu trong thời điểm đó, cha mẹ không cung cấp sự khuyến khích, cảm xúc thất bại không được hướng dẫn và giải tỏa đúng cách, trẻ có thể trở nên thiếu tự tin, nhút nhát và từ chối thử lại.

Có một câu nói: "Đừng dùng cảm xúc của bạn để chỉ trích sự thất bại của trẻ". Khi trẻ thất bại, cha mẹ nên áp dụng nguyên tắc "bắt đầu từ mục tiêu cuối cùng" trong giao tiếp: Mục tiêu là giúp trẻ tránh thất bại lần sau, hãy tìm kiếm bài học từ thất bại hiện tại và tiếp tục thử nghiệm, thay vì dùng cảm xúc để giao tiếp.

Ví dụ, trong cuộc sống hàng ngày, hãy sử dụng "kính lúp" thay vì "kính cận" để bỏ qua những lỗi nhỏ của trẻ và thường xuyên khen ngợi: "Mẹ thấy con đã tiến bộ, con có muốn thử lại không?".

Trẻ là những cá thể độc lập, chúng cần được tôn trọng, hiểu biết và tin tưởng. Chúng cần giao tiếp bình đẳng và có sự tương tác để hình thành sự tự trọng, tự tin và tính độc lập. Những điều này chính là sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất khi trẻ đối mặt với tương lai.

tram-cam3-17342540080661463510455-0-0-313-500-crop-17342541720752041090122.jpg7 kiểu gia đình dễ khiến trẻ bị trầm cảm, bi kịch ở chỗ cha mẹ không hề nhận ra sai lầm của mình

GĐXH - Trẻ trầm cảm không hình thành trong một ngày mà bị ảnh hưởng một cách từ từ từng ngày một. Nguy hiểm là nhiều cha mẹ coi nhẹ vấn đề tinh thần của con, cho rằng con "làm quá" để gây chú ý.

dua-tre1-1735033465177978753070-47-0-610-900-crop-17350334934571278937163.jpg6 điểm khác biệt của đứa trẻ có tương lai rực rỡ

GĐXH - Một đứa trẻ có thể đi bao xa trong tương lai, bạn sẽ biết khi nhìn vào 6 điểm dưới đây.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022