Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh cô gái 24 tuổi ở thành phố Căn Hà, khu tự trị Nội Mông trò chuyện với mẹ và những người họ hàng lớn tuổi được chia sẻ lên mạng xã hội Trung Quốc.

Cô gái ở vùng Nội Mông (Trung Quốc) đăng tải clip mình trò chuyện cùng mẹ và những người họ hàng lớn tuổi trong dịp về quê ăn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Trong đoạn clip thu hút gần 2 triệu lượt xem, cư dân mạng có thể nghe thấy tiếng của một người họ hàng với lời đề nghị: "Cháu tốt nhất nên ở lại đây và tham dự kỳ thi công chức. Tại sao cháu lại muốn đi ra ngoài tỉnh chứ? Cháu nên ở nhà, thi công chức và lấy chồng ở quê là chuyện bình thường mà".

lc2-16752410651511023983182.jpg

Cô gái vừa ăn hạt dưa vừa trả lời: "Cháu thà nằm trong quan tài còn thấy yên bình hơn. Phóng bức ảnh treo lên tường cũng thấy thanh thản đấy bác à".

Một người họ hàng khác bắt đầu thúc giục cô gái tìm người để kết hôn và sinh con.

"Tại sao cháu nên kết hôn và phục vụ người khác?", cô gái đáp.

Sau đó, cô giơ đôi bàn tay được làm nail cẩn thận ra trước camera và nói: "Cháu có bộ móng đắt tiền như vậy. Tại sao cháu lại muốn nấu ăn và rửa bát cho người khác chứ".

Người họ hàng lập tức phản bác: "Kết hôn và sinh con là truyền thống của phụ nữ Trung Quốc".

Cuối cùng, mẹ cô gái cố gắng hòa giải: "Đây là một kỷ nguyên mới với những ý tưởng mới. Chúng ta không nên can thiệp vào những suy nghĩ của con cái".

lc3-16752410651661749083931.jpg

Nhiều người dùng mạng xã hội đã khen ngợi cô gái về cách mà cô đối phó với áp lực từ những người họ hàng về việc lấy chồng.

- "Tôi bật cười khi người đàn ông đó nói lấy chồng và sinh con là đức tính truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Ý ông là gì khi nói 'đức tính truyền thống' chứ? Đúng là một suy nghĩ lỗi thời!"

- Cô ấy mới 24 tuổi mà đã bị giục kết hôn. Tôi 30 và vẫn còn độc thân đây này"

- "Thật tốt khi người mẹ biết cách đứng ra bảo vệ con gái mình".

Giới trẻ Trung Quốc trước áp lực hôn nhân

Ở Trung Quốc, kỳ vọng kết hôn thường tạo ra sự chia rẽ giữa thế hệ trẻ và cha mẹ. Theo quan niệm cũ, phụ nữ phải kiếm một tấm chồng khi họ còn trẻ. Sự độc lập và có tham vọng của những phụ nữ trẻ hiện đại thường bị chỉ trích hơn là ca ngợi.

Gần đây, một phụ nữ 27 tuổi ở Trung Quốc được chẩn đoán mắc chứng lo âu trầm trọng do áp lực không ngừng từ cha mẹ trong việc tìm một người đàn ông và kết hôn. Câu chuyện đã nhận được 260 triệu lượt xem trên Weibo.

Người phụ nữ đến từ tỉnh Sơn Đông đã đến khám tại một bệnh viện địa phương sau khi trải qua cơn hoảng loạn với triệu chứng khó thở, tê người và chân tay co giật. Cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu và tình trạng khó thở gây ra bởi nồng độ carbon dioxide trong máu thấp do thở gấp. Bác sĩ cho biết, các triệu chứng của cô bắt đầu sau một cuộc tranh cãi nảy lửa với cha mẹ về việc kết hôn. Nhiều người trên mạng đồng cảm với hoàn cảnh của người phụ nữ và thừa nhận áp lực từ các bậc cha mẹ trong việc kết hôn là không thể chịu nổi.

lc1-16752410651391961812679.jpg

Một phụ nữ trẻ kiểm tra thẻ thông tin của các ứng viên tiềm năng tại một sự kiện mai mối ở Trung Quốc - Ảnh: AFP

Việc kết hôn muộn đang trở nên phổ biến hơn tại châu Á. Ở Trung Quốc, số lượng các cuộc hôn nhân đang giảm dần trong gần một thập kỷ kể từ khi đạt đỉnh 13,5 triệu vào năm 2013. Việc kết hôn ở những người có độ tuổi từ 25-29 đã trở nên phổ biến, thay vì độ tuổi từ 20-24 như trước kia.

Ngày càng nhiều thanh niên châu Á trì hoãn việc kết hôn khi khu vực trở nên thịnh vượng hơn. Wang Feng - giáo sư xã hội học tại Đại học California, Irvine (Mỹ) - cho biết sự thay đổi này diễn ra rất nhanh chóng ở các đô thị của Trung Quốc. Dữ liệu điều tra dân số giai đoạn 2000-2010 cho thấy thanh niên Trung Quốc có trình độ đại học, trong độ tuổi từ 25-29 có nhiều khả năng là người độc thân. Đặc biệt, phụ nữ ở các thành phố phát triển có ít mong muốn kết hôn hơn so với vùng nông thôn.

Yang Yang đã ngoài 20 tuổi, sống ở Thượng Hải, nhưng bố mẹ cô liên tục gây áp lực buộc cô phải về quê ở Chiết Giang để kết hôn và lập nghiệp. "Phụ nữ không nên làm việc quá sức", cha của Yang Yang khẳng định. Mẹ cô than phiền: "Thật là mệt mỏi khi có một cô con gái".

Yang Yang cho biết, cô cảm thấy mắc nợ cha mẹ, nhưng muốn họ nhìn nhận cô như một người trưởng thành, có thể tự quyết định hạnh phúc cá nhân.

Ye Liu - du học sinh tại Đại học King's College London (Anh) - cho hay: "Phụ nữ Trung Quốc hiện đại có trình độ học vấn cao hơn các thế hệ trước. Họ thường ưu tiên sự nghiệp hơn là kết hôn sau khi học đại học".

Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc lên mạng xã hội để khoe rằng họ đã qua tuổi thanh xuân, chưa kết hôn và vẫn có cuộc sống tuyệt vời.

Mặt khác, việc tìm được một người đàn ông hợp ý, môn đăng hộ đối khi phụ nữ ngày càng tự chủ về tài chính dường như là một nhiệm vụ khó.

thumb-nt5-16748999103481642956501-16748999556381820978423.jpgPhát hiện 'nuôi con tu hú' hơn 8 năm, chồng tức giận hỏi vợ về bố đứa trẻ thì nhận được câu trả lời không thể choáng hơn

GĐXH - Anh yêu cầu chị công khai danh tính bố ruột của đứa trẻ, không ngờ nhận được đáp án gây sốc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022