Máu xanh dương rất hiếm gặp ở thực vật và động vật hoang dã. Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Adelaide, Australia, nguyên nhân một phần do màu xanh hoặc sắc tố xanh dương không thực sự tồn tại trong tự nhiên. Những tổ chức sinh vật có vẻ ngoài màu xanh dương buộc phải hấp thụ rất ít năng lượng, đồng thời phản xạ ánh sáng xanh dương mang năng lượng cao. Do quá trình xâm nhập vào phân tử có thể hấp thụ năng lượng như vậy rất phức tạp, màu xanh dương kém phổ biến hơn màu sắc khác trong thiên nhiên. Tuy nhiên, một số động vật có thể mang màu xanh dương nhờ vài bí quyết, theo Popular Science.

Nhện tarantula

VNE-Ta-1-5562-1719567015.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-ly_Ju8rKTnWoG0maaTCRQ

Nhện tarantula màu xanh. Ảnh: Yuranan Nanthaisong

Năm 2023, một nhóm nhà khoa học ở Thái Lan phát hiện nhện tarantula xanh điện (Chilobrachys natanicharum). Chúng sinh sống trong môi trường đa dạng, bao gồm cây cối, hang hốc ở rừng đước hoặc hang dưới lòng đất. Màu sắc đặc biệt của loài nhện này đến từ cấu trúc độc đáo của lông, không phải do sự tồn tại của sắc tố xanh dương. Lông của chúng có cấu trúc nano điều khiển ánh sáng chiếu lên chúng, phỏng theo màu xanh dương đặc trưng. Những sợi lông này cũng có thể ngả sang tông tím tùy theo lượng ánh sáng có sẵn, tạo ra hiệu ứng óng ánh.

Tôm hùm

VNE-Ta-2-1528-1719567015.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pmRpexLRdV1awa8B8hQUvQ

Con tôm hùm màu xanh 2 triệu con mới có 1. Ảnh: Thủy cung New England

Theo Thủy cung New England, chỉ khoảng 1 trong 2 triệu con tôm hùm có màu xanh dương. Hồi tháng 5/2024, một ngư dân ở miền nam nước Anh tìm thấy con tôm hùm xanh dương mắc vào bẫy. Thay vì kết thúc trên bàn ăn tối, mỗi vật được quyên tặng cho thủy cung địa phương. Tôm hùm xanh dương cũng được ghi nhận ở Marblehead, Massachusetts và Pháp. Theo Andrew Hebda, cựu quản lý động vật học ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, màu xanh dương của tôm hùm là kết quả của đột biến gene.

Ve sầu

VNE-Ta-3-3851-1719567016.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DdZ7J509-0Ck7aq8nxD-Kw

Con ve sầu mắt xanh hiếm gặp. Ảnh: People

Cũng trong tháng 5/2024, một gia đình ở ngoại ô Chicago tìm thấy ve sầu (Magicicada cassin) có cặp mắt màu xanh dương thay vì màu đỏ thường gặp ở loài này. Màu mắt đặc biệt này là do đột biến gene chỉ xảy ra ở 1 trong 1 triệu con. Ve sầu mắt xanh có tuổi thọ ngắn ngủi tương tự đồng loại. Nó được đưa vào bộ sưu tập côn trùng của Bảo tàng Field, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu. Nhóm chuyên gia ở bảo tàng sẽ tìm cách giải trình tự ADN của nó để tìm hiểu về gene phía sau màu mắt đặc trưng.

An Khang (Theo Popular Science)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022