Từ năm 2006 Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Theo ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc hợp tác quốc tế thông qua các chương trình giúp cán bộ Việt Nam mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu và từng bước làm chủ công nghệ phát triển vệ tinh.

lo-trinh-phat-trien-ve-tinh-57-5134-2630-1706930125.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wfby54le38e94Bw6dMUVCQ

Lộ trình phát triển vệ tinh của Việt Nam. Ảnh:VNSC

Theo đó từ năm 2006, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các kỹ sư của đã nghiên cứu, chế tạo ba vệ tinh siêu nhỏ "Made in Viet Nam" gồm PicoDragon, Nano Dragon và MicroDragon. Các vệ tinh cũng được JAXA hỗ trợ phóng thành công vào quỹ đạo.

Hiện vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên cũng đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào đầu năm 2025, theo TS Lê Xuân Huy, phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 600 kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác để ứng phó giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường.

Bên cạnh việc chế tạo vệ tinh, hệ thống thiết bị mặt đất vận hành vệ tinh được xây dựng, sẽ hoàn thành việc lắp đặt toàn bộ vào tháng 9/2024 tại Trung tâm vũ trụ Việt Nam, cơ sở Hòa Lạc. Các lớp học, chuyển giao công nghệ xử lý ảnh vệ tinh radar chuẩn bị sẵn sàng về công nghệ, nhân lực để khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo, các dữ liệu sẽ được khai thác hiệu quả, phục vụ cho các đơn vị sử dụng dữ liệu ảnh của vệ tinh này trong tương lai.

mo-phong-ve-tinh-1705890328-76-2969-5894-1706930125.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TPWyA4jbOUCQv5iFhAYstA

Mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1. Ảnh:VNSC

Ông Đàm Bạch Dương cho biết, thời gian tới Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ kiện toàn Ủy ban Vũ trụ quốc gia, sẽ mời một Phó thủ tướng làm chủ tịch Ủy ban để có chỉ đạo hoạt động hiệu quả.

Trước đó Việt Nam đã có Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 (Chiến lược). Một trong các mục tiêu đặt ra là mở rộng quan hệ quốc tế nhằm thu hút đầu tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, tiếp thu công nghệ hiện đại để đẩy nhanh quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

Đến năm 2020 Việt Nam làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

Hải Minh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022